Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giúp đỡ cách đọc mức cao với xung điện áp thấp (1-1.3v) cho Arduino

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

    Từ trường cuộn dây giống nam châm còn có lý. Bác nói sợi dây giống nam châm thì cháu bái phục kiến thức của bác. Nam châm có cực bắc cực nam. Vậy bác cho cháu hỏi cực bắc, cực nam của sợi dây có dòng điện nằm ở đâu?

    Ai cũng biết chuyển động thì sợi dây phải cắt ngang đường sức mới có điện thế cảm ứng, trượt dọc theo đường sức thì không có cảm ứng. Kiến thức của bác áp dụng cho bài trắc nghiệm này thì trật lấc.
    ​​​​​​​http://tailieu.metadata.vn/chi-tiet/...pdf-17173.html
    À tiến bộ! mới học được điều này lại bày đặt lý sự.
    Tới lui cũng quay về từ trường cuộn dây để có cực Bắc và cực Nam.
    Không thể dạy cho con bò biết luật cảm ứng điện từ. Chấm dứt sự giảng dạy.

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
      Ở thớt này mình cũng cho là không dùng tác dụng cảm ứng điện từ mà là dùng hiệu ứng sóng điện từ, vì khi buzi đánh lửa là phát ra một sóng/nhiễu điện từ. Mạch điện sẽ đo chu kì lặp lại sóng đó.
      mình chỉ biết có cảm ứng điện từ khi các đường sức từ bị cắt hay đi xuyên qua một vòng dây dẫn kín. Nếu quấn cuộn dây quanh một sợi dây dẫn điện thì cuộn dây đó không sinh ra sức điện động nào dù dòng điện kia biến thiên.
      Mình thì nghĩ nó dùng cảm ứng điện từ vì chỉ có 1 đầu cuộn dây , khi đưa bút thử điện đến gần dây dẫn cao áp bóng neon trong bút sẽ sáng khoảng cách giữa bút với dây tùy theo điện áp trong dây áp càng cao khoảng cách càng lớn , trong phim thì mình nghĩ nó có mạch đếm xung vì điện từ ngắt nhịp theo tốc độ vô lăng quét qua cuộn dây kích trong mâm điện xe máy , quấn nhiều vòng quanh dây bu gi là để tăng cảm ứng .

      Comment


      • #33
        TLM hố nặng khi hỏi cực bắc nam của cuộn dây vì nó đã nằm trong lý thuyết rồi học rồi thì phải biết suy ra chứ .

        Comment


        • #34
          Cái này liên quan đến sóng điện trường thì hợp lý hơn từ trường, vì điện áp bugi rất cao, dòng điện rất nhỏ. Nối tắt bugi lại cho điện áp = 0, dòng điện tăng lên xem nó còn cảm ứng được không?

          @tiểu nhân: TLM hỏi cực từ cuộn dây hồi nào? Đọc bài chưa kỹ đã vội đạp dưới bợ trên.
          sau.ph

          Comment


          • #35
            Cũng có thể dùng cảm ứng điện từ, vì lõi dây bugi nằm trong vỏ sắt, vỏ này sẽ bị nhiễm từ do dòng điện đánh lửa trở thành nam châm điện. Từ trường nam châm này mới tác động lên cuộn dây quấn quanh dây bugi.

            Nhưng mình vẫn cho là cái clip kia nó dùng hiệu ứng năng lượng điện từ trường( sóng điện từ chứ không dùng cảm ứng điện từ đâu) vì rõ ràng, với giả sử sợi dây bugi như là một lõi xuyến đi nữa thì cái dây nó quấn quanh đó không hề xỏ qua một vòng nào để mà hứng được các đường sức từ ( cũng như khi ta gấp sợi dây dài làm đôi lại rồi quấn qua biến dòng thì 2 đầu dây không có sức điện động). Dùng tác dụng sóng điện từ là hợp lí, vì tần số chỉ cỡ kHz nhưng điện áp cao sinh tia lửa điện, dễ thấy là dùng radio ở khoảng cách xa hàng chục mét cũng "bắt" được sóng nhiễu này, khi mà mở radio trong nhà, cứ có xe máy đi qua là nghe thấy tiếng xe máy bạch bạch trong radio!

            Comment


            • #36
              Sao các bác không quấn quanh lõi của bô bin ấy ?
              Dòng điện trên dây cao áp nó nhỏ như vậy thì từ trường nó tạo ra có đủ làm sinh ra điện áp cảm ứng 1.3V không ?

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
                Sao các bác không quấn quanh lõi của bô bin ấy ?
                Dòng điện trên dây cao áp nó nhỏ như vậy thì từ trường nó tạo ra có đủ làm sinh ra điện áp cảm ứng 1.3V không ?
                Xe làm là wave Fi em không muốn can thiệp vào bộ phận nào trong hệ thống điện zin của nó vì sợ gây nhiễu chết ECM, nên em mới tìm cách dọc gián tiếp qua đường dây cao áp đánh lửa

                Comment


                • #38
                  Các đèn đo vận tốc máy bằng phương pháp họat nghiệm (stroboscopic) cũng quấn chung quanh dây bougie. Cuối dây là cảm biến Hall.
                  Cơ chế họat động mà dựa vào xung nhiễu thì chẳng bao giờ tin tưởng đúng.

                  Comment


                  • #39
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Cái này liên quan đến sóng điện trường thì hợp lý hơn từ trường, vì điện áp bugi rất cao, dòng điện rất nhỏ. Nối tắt bugi lại cho điện áp = 0, dòng điện tăng lên xem nó còn cảm ứng được không?

                    @tiểu nhân: TLM hỏi cực từ cuộn dây hồi nào? Đọc bài chưa kỹ đã vội đạp dưới bợ trên.
                    Ai hỏi đầu nào bắc đầu nào nam mà nói đọc chưa kỹ , tui bợ đó thì sao lại nhận dưới thì đừng tranh nuận nữa nhé .....

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi yoboto Xem bài viết

                      Xe làm là wave Fi em không muốn can thiệp vào bộ phận nào trong hệ thống điện zin của nó vì sợ gây nhiễu chết ECM, nên em mới tìm cách dọc gián tiếp qua đường dây cao áp đánh lửa
                      Dòng điện trong dây cao áp rất nhỏ, -> từ trường cũng rất nhỏ -> điện áp cảm ứng rất nhỏ. Nên một là phải quấn rất nhiều vòng may ra mới đủ điện áp. Hai là quấn trên lõi bô bin. Khi quấn trên lõi bô bin không phải là chế cháo gì đến mạch điện của xe. Chỉ là quấn cuộn cảm ứng vào phần lõi từ chìa ra của bobin thôi. Tại đó từ trường là rất mạnh. Như hình vẽ.
                      Attached Files

                      Comment


                      • #41
                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                        Từ trường cuộn dây giống nam châm còn có lý. Bác nói sợi dây giống nam châm thì cháu bái phục kiến thức của bác. Nam châm có cực bắc cực nam. Vậy bác cho cháu hỏi cực bắc, cực nam của sợi dây có dòng điện nằm ở đâu?

                        Ai cũng biết chuyển động thì sợi dây phải cắt ngang đường sức mới có điện thế cảm ứng, trượt dọc theo đường sức thì không có cảm ứng. Kiến thức của bác áp dụng cho bài trắc nghiệm này thì trật lấc.
                        http://tailieu.metadata.vn/chi-tiet/...pdf-17173.html
                        Bạn T.L.M thân
                        Những điều bạn nêu về từ trường trong ống dây và đoạn dây khi có dòng điện đi qua là đúng, tôi nghĩ rằng ban vi van pham cũng nghĩ thế, nhưng mục đích sư phạm của bạn vi van pham là muốn sau khi bạn hiểu sẽ nhớ lâu (thường làm thì nhớ, lâu lâu mới làm thì dễ quên).
                        Không phải bạn vi van pham bảo bạn là ngu thật đâu mà là "ngu" (theo nghĩa bóng) nghĩa là gợi đến nơi rồi mà bạn vẫn tiếp tục giải thích về phương của từ trường trong đoạn dây và ống dây. Nó là thế này:
                        Khác với dây dẫn thông thường cấu tạo là các sợi kim loại nhỏ thẳng, Đối với dây dẫn cho bougie có điện áp cao, phục vụ cho bougie phóng điện không liên tục (chỉ phóng đúng thời điểm) thì ngoài chất lượng dây tốt người ta còn làm cho nó có cấu tạo bện xoắn như lò so bước thưa (bện thừng). Dưới điện áp cao ta có thể coi đoạn dây này như một "ống" dây (mỗi vòng dây là một bước bện xoắn). Muốn xác định cực Bắc - Nam của "ống" dây này (hay "nam châm điện" ) thì bạn dùng dao xẻ vỏ dây dọc theo chiều dài, lôi lõi kim loại ra xem nó bện xoắn theo chiều nào (ngược hay xuôi theo chiều kim đồng hồ) rồi dùng quy tắc vặn nút chai để xác định cực S, N của "ống" dây (hay "nam châm điện"). Nếu ý kiến của tôi có gì chưa đúng mong các bạn bỏ qua.
                        Chúc các bạn vui và tiếp tục tham gia chủ đề với bạn yoboto

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi igor_ngoc Xem bài viết

                          Khác với dây dẫn thông thường cấu tạo là các sợi kim loại nhỏ thẳng, Đối với dây dẫn cho bougie có điện áp cao, phục vụ cho bougie phóng điện không liên tục (chỉ phóng đúng thời điểm) thì ngoài chất lượng dây tốt người ta còn làm cho nó có cấu tạo bện xoắn như lò so bước thưa (bện thừng). Dưới điện áp cao ta có thể coi đoạn dây này như một "ống" dây (mỗi vòng dây là một bước bện xoắn). Muốn xác định cực Bắc - Nam của "ống" dây này (hay "nam châm điện" ) thì bạn dùng dao xẻ vỏ dây dọc theo chiều dài, lôi lõi kim loại ra xem nó bện xoắn theo chiều nào (ngược hay xuôi theo chiều kim đồng hồ) rồi dùng quy tắc vặn nút chai để xác định cực S, N của "ống" dây (hay "nam châm điện")
                          Tôi đã xẻ 2 sợi dây cao áp xe máy ra thì thấy một loại gồm 5-7 lõi cỡ 0.45, một loại gồm 4-5 bó như sợi chỉ tết lại thành dây cỡ 6 ly vuông có vẻ như sợi thừng. Như vậy, với tốc độ chỉ dưới 10000 vòng/min thì không có hiệu ứng da, dòng điện cao áp đánh lửa chỉ đơn thuần chạy thẳng từ mobin tới bugi. Do đó không thể xem nó như ống dây được, các đường sức vẫn là những đường tròn đồng tâm, tâm trên dây dẫn, không thể xuất hiện dòng điệncảm ứng trong cuộn dây quấn quanh dây bugi

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                            Tôi đã xẻ 2 sợi dây cao áp xe máy ra thì thấy một loại gồm 5-7 lõi cỡ 0.45, một loại gồm 4-5 bó như sợi chỉ tết lại thành dây cỡ 6 ly vuông có vẻ như sợi thừng. Như vậy, với tốc độ chỉ dưới 10000 vòng/min thì không có hiệu ứng da, dòng điện cao áp đánh lửa chỉ đơn thuần chạy thẳng từ mobin tới bugi. Do đó không thể xem nó như ống dây được, các đường sức vẫn là những đường tròn đồng tâm, tâm trên dây dẫn, không thể xuất hiện dòng điệncảm ứng trong cuộn dây quấn quanh dây bugi
                            Em từng dạo các diễn đàn về xe hơi và xem các bài về dây phin ( dây cao áp bugi) thì bản thân nó cũng dc cấu tạo để chống tạo nhiễu hay hiện tượng cảm ứng..... ( vì mục đích của nó là truyền cao áp t để bugi đánh lửa mà) và bản thân nó cũng tạo thành dạng " lồng faraday" thì phải để tập trung và chống nhiễu cao áp ra ngoài thì phải.

                            Comment


                            • #44
                              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                              Các đèn đo vận tốc máy bằng phương pháp họat nghiệm (stroboscopic) cũng quấn chung quanh dây bougie. Cuối dây là cảm biến Hall.
                              Cơ chế họat động mà dựa vào xung nhiễu thì chẳng bao giờ tin tưởng đúng.
                              Đèn hoạt nghiệm chỉ là cái đèn chớp để đo góc đánh lửa chứ đâu phải đo vận tốc.

                              Vậy tín hiệu là do cảm biến hall sinh ra chứ đâu phải do cuộn dây.
                              sau.ph

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết

                                Đèn hoạt nghiệm chỉ là cái đèn chớp để đo góc đánh lửa chứ đâu phải đo vận tốc.

                                [/COLOR]
                                Cốt máy quay piston lên tử điểm thượng là tạo tia lửa điện. Đèn họat nghiệm dùng đo góc đánh lửa sớm hay muộn và RPM cốt máy.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                yoboto Tìm hiểu thêm về yoboto

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X