Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gấp gấp, cần mạch tạo xung vuông với chu kỳ rất dài (15 phút), độ đầy xung lớn (96%)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
    Lý thuyết thì dễ nhưng thực tế đâu có dễ như vậy. Tụ điện thì kiểu gì mà chẳng dò chỉ là ít hay nhiều mà thôi, trở lớn qúa thì ko nạp đủ áp cho tụ để kích mạch so sánh trong ic.
    To Trong tuan : đã lắp thử và mạch vẫn dao động. Tụ 5000uf (5 tụ 1000uf // do ko có sẵn tụ to để thử) ( dùng vom đo dò vài uA). Trở 200k. Chu kì hơn 15'
    Tất cả những điều mình nói đều lấy từ thực tế !

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
      Có gì khó đâu. Dùng mạch dao động bằng Ne555 rồi sau đó dùng mạch chia tần số ( thí dụ như IC 7490) là muốn chu kỳ bao nhiều cũng được. Tội gì dùng tụ điện cho cao để chết con 555.
      Thân chào.
      Đó mới chỉ đáp ứng yêu cầu về chu kì nhưng với yêu cầu là duty # 50 % thì sao ?

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi quanghao Xem bài viết
        10000uf thì chưa lắp thực tế còn 1000uf thì lắp rồi vẫn chạy bình thường. Trở thì ko chọn lớn qúa 470k. Có thể con tụ của bác bị dò nên nó ko nạp tới đủ áp để kích 555 hoặc dùng nguồn cao tụ nạp nhiều nên khi xả (nếu tụ mắc trực tiếp vào chân7) làm chết 555. Giờ chưa lắp thử được , để tối nay em thử lắp xem sao
        Báo cáo các bác là e ráp chạy thử Ok rồi. C = 4400uF ( lấy 2 con 2200 //). R1= 220K, dùng 1 con 120k nối tiếp biến trở 100k. R2 = 2.2k. E đang cho nó chạy ròng suốt ngày xem độ bền đến đâu. Thank bác.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi duong_act Xem bài viết
          Đó mới chỉ đáp ứng yêu cầu về chu kì nhưng với yêu cầu là duty # 50 % thì sao ?
          Ok bác, chia tần có cái dở là nó bị bội số của bộ chia, thí dụ 4017 thì bị bội 10, => muốn duty >90% thì phải nối 2 tầng => duty = 99.9%, cộng với 1 bộ đảo. Mình ko muốn dùng bộ chia ngay vì nó phát sinh ra nhiều thứ nối tầng. Có lẽ khoảng 20p thì con 555 vẫn đáp ứng tốt, chưa cần chia tần. Chỉnh R1, R2 điểu chỉnh được độ đầy xung thoải con gà mái. To duong_act, thế bác đã thử mạch tới vài hours bao giờ chưa ạ, không hiểu giới hạn con 555 này sức chịu đựng đến đâu, tới cỡ nào thì mới cần chia tần.

          Comment


          • #20
            Chỉ cần lắp một mạch xung chuẩn 1 Hz thôi . Sau đó mua hai bộ đếm .
            Một bộ đếm tạo xung + . Một bộ đếm tạo xung - .
            Bộ đếm tạo xung + reset bộ đếm tạo xung - và ngược lại .
            Ta điều chỉnh cho thời gian đóng và mở riêng rẽ với độ chính xác 1 giây .
            Nếu cần độ chính xác cao hơn ta có thể lắp mạch Clock 0.1 hay 0.01 giây .
            Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
            nguyendinhvan1968@gmail.com

            Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

            Comment


            • #21
              Lâu lắm vẫn thấy còn bác PM hỏi em là ok chưa. Báo cáo là OK rồi. tụ 4400 mF (2 con song song). R1 = 80K + biến trở xoay 250k => cho phép chu kỳ dao động từ 5 tới 20 phút. Đã chạy 1 tháng ròng ko vấn đề gì. Thank các bác

              Comment


              • #22
                bác cho em cái hình vẽ đc ko , em không biết gần 2 cái tụ ở mô.

                Comment


                • #23
                  hello cả nhà, nay dịch bệnh căng quá, không biết các bác, các anh chị em thế nào rồi?
                  nay ở nhà làm cái món đồ chơi, có mối tương quan với topic này nên xin đăng bài vào đây hỏi thêm đôi điều.
                  cũng như tiêu đề, em muốn tạo 1 mạch dao động với chu kỳ từ 30p tới 60p.
                  Ton khoảng 30-50 phút/ Toff khoảng 10p- 30 phút. có thể điều chỉnh được bằng 3 loại biến trở.
                  VR1 chỉnh Ton
                  ngược lại VR1 là VR2 chỉnh Toff
                  nếu có thể thì thêm 1 cái VR3 là chỉnh bội số thời gian trong 1 chu kỳ (hệ số nhân) của chu kỳ hiện tại.
                  với các linh kiện đơn giản, không dùng Vi xử lý, mạch hoạt động ổn định, độ bền, còn thời gian không cần chính xác tuyệt đối.
                  chẳng hay có cao kiến nào chỉ em chút cho sáng tỏ không ạ?
                  Chân thành cảm ơn và chúc mọi người nhiều sức khỏe!

                  Comment


                  • #24
                    Nguyên văn bởi Thangbpvn Xem bài viết
                    hello cả nhà, nay dịch bệnh căng quá, không biết các bác, các anh chị em thế nào rồi?
                    nay ở nhà làm cái món đồ chơi, có mối tương quan với topic này nên xin đăng bài vào đây hỏi thêm đôi điều.
                    cũng như tiêu đề, em muốn tạo 1 mạch dao động với chu kỳ từ 30p tới 60p.
                    Ton khoảng 30-50 phút/ Toff khoảng 10p- 30 phút. có thể điều chỉnh được bằng 3 loại biến trở.
                    VR1 chỉnh Ton
                    ngược lại VR1 là VR2 chỉnh Toff
                    nếu có thể thì thêm 1 cái VR3 là chỉnh bội số thời gian trong 1 chu kỳ (hệ số nhân) của chu kỳ hiện tại.
                    với các linh kiện đơn giản, không dùng Vi xử lý, mạch hoạt động ổn định, độ bền, còn thời gian không cần chính xác tuyệt đối.
                    chẳng hay có cao kiến nào chỉ em chút cho sáng tỏ không ạ?
                    Chân thành cảm ơn và chúc mọi người nhiều sức khỏe!
                    Để định thời IC cứng nói chung cần dùng R-C, mà đám tụ hóa ngoài chợ cũng chả phải là tốt lắm đâu. Đám biến trở cũng thế. Mong nó hoạt động bền bỉ ổn định nhiều nam coi bộ xa vời.

                    Tuy bạn có vẻ không thích vi điều khiển, nhưng công việc thế này (cần thay đổi điều chỉnh được) dùng vi điều khiển hợp lý hơn. Nếu nhạy cảm về giá thì dùng đám N76E hoặc STM8 hoặc PIC12 cũng rất kinh tế.
                    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết

                      Để định thời IC cứng nói chung cần dùng R-C, mà đám tụ hóa ngoài chợ cũng chả phải là tốt lắm đâu. Đám biến trở cũng thế. Mong nó hoạt động bền bỉ ổn định nhiều nam coi bộ xa vời.

                      Tuy bạn có vẻ không thích vi điều khiển, nhưng công việc thế này (cần thay đổi điều chỉnh được) dùng vi điều khiển hợp lý hơn. Nếu nhạy cảm về giá thì dùng đám N76E hoặc STM8 hoặc PIC12 cũng rất kinh tế.
                      hi dạ điều bác nói em hiểu ạ. vì thị trường giờ rất khó nói về chất lượng.
                      nếu dùng VĐK thì em thấy đây không phải bài toán khó ạ, vấn đề là em không muốn dùng thôi ấy, mà muốn nghiên cứu tạo ra 1 mạch có độ bền tương đối thôi, độ chính xác có lẽ sai số +- 10% đã.hi
                      còn việc độ bền thì chưa dám nói hay vì nhiều lý do, cái em muốn là được khám phá, tạo ra mạch đơn giản với các IC số thông thường để làm đạt yêu cầu thôi ạ.

                      Comment


                      • #26
                        Dạ Thời gian dài như thế thì thiếu gì các loại timer từ dạng cơ đến điện tử đâu ạ. Chú thích ngâm cứu thì tích điện cho 1 cái tụ rồi điện của cái tụ kích mosfet thời gian thay đổi thì dùng biến trở mắc // vào tụ để nó ăn hết điện nhanh hay chậm. Kết hợp 2 cái mạch như vậy là sẽ chỉnh được tgian bật và tắt...

                        Comment


                        • #27
                          uh thanks nhé cô Mèo. dạo này dịch bệnh còn đi học không cô Mèo?
                          việc dùng các loại timer có sẵn thì không nói tới nữa, vì cái mình cần là mẫu đơn giản nhưng sài ổn thôi. việc R//C,R là VR thì không khó hiểu, nhưng việc đưa ra một bài toán đơn giản có độ ổn định, linh kiện đơn giản có lẽ mình chưa tối ưu được.

                          Comment


                          • #28
                            Tụ hoá chọn loại cao vôn một tí (25V-35V) thì nó ít bị rò.

                            Trước khi ráp thì cho tụ ngậm điện thế cao trong dăm phút để hình thành lớp oxit cách điện. Mấy con tụ để lâu ngày không dùng mình xử lý thế này là hết rò.
                            sau.ph

                            Comment


                            • #29
                              Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                              Tụ hoá chọn loại cao vôn một tí (25V-35V) thì nó ít bị rò.

                              Trước khi ráp thì cho tụ ngậm điện thế cao trong dăm phút để hình thành lớp oxit cách điện. Mấy con tụ để lâu ngày không dùng mình xử lý thế này là hết rò.
                              ồ chiêu này hay thế, em chưa biết luôn ạ. thanks bác. mà áp cao ở đây chỉ là = với điện áp làm việc của tụ thôi chứ phải không ạ?
                              kiểu như làm vậy cho bão hòa lớp dung môi hả?

                              Comment


                              • #30
                                Dĩ nhiên là cao trong khả năng chịu đựng của tụ. Thí dụ tụ 25V thì nạp tới 20V.

                                Nạp điện để điện phân bề mặt bản cực nhôm thành oxit nhôm cách điện.
                                sau.ph

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                trong tuan Tìm hiểu thêm về trong tuan

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X