Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch sạc accu 3 giai đoạn từ nguồn ATX

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • quangdongueh
    replied
    theo đúng lý, 10a out,@15vdc thì với vf diode khoảng 0,5v đi thì mất 5w.mà 2 con mất 10w.
    còn van công suất. thì với out=10a, áp 15v. , áp vào 180vac min, áp max 240vac, áp tính toán 200vac, tỷ số biến áp 38/8=4.75 , cuộn lọc 500uh thì
    dòng đỉnh chỉ 2,13a./ dòng liên tục chỉ 2a. vị chi 2 van dẫn 4a, mà mỗi van cho là Vce khoảng 2v thì mất 8w. theo đúng lý chỉ âm ấm, vậy mà nó vẫn nóng bỏng tay thì chắc là có vấn đề khác rồi. hehe

    Leave a comment:


  • moto
    replied
    Đúng là diode rất nóng, e chỉ để 7A mà nóng ran, chắc tìm lõi tốt quấn cuộn cảm khác

    Leave a comment:


  • quanhao2406
    replied
    em đang dùng 13007 xác to đây,mà cũng chỉ chạy 10a là thấy nóng rồi nhưng cũng vẫn ổn chắc chạy tầm 15a thì không sao
    mà diode thì khá nóng

    Leave a comment:


  • moto
    replied
    Có bác nào dùng 13007 mà dòng sạc lên 20A chưa ạ, e định thêm chế độ sạc nhanh khi cần thiết, nhưng chưa dám cho lên 20A sợ nổ tốn thời gian sửa nửa. E nghe nói 13007 có loại xác to thì phải

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    CHR/203: chỉnh áp sạc mạnh, giá trị: 20000R = 20k.

    FLT/102: chỉnh áp sạc thả nổi, giá trị: 1000R = 1k

    CH-FL/103: Chỉnh ngưỡng chuyển giữa 2 chế độ sạc trên - đầy bình, giá trị 10000R = 10k.

    Proteus ko có tính năng lập BOM - Bill Of Materials.

    Leave a comment:


  • thiet_kt
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Đây là mạch sạc accu 3 giai đoạn (ổn dòng, ổn áp, thả nổi) có thể dùng với accu từ 30Ah – 150Ah. Mạch sử dụng lại cấu trúc nửa cầu của nguồn ATX với tiêu chí tận dụng LK sẵn có ở ngay các nguồn ATX cũ, hỏng.

    Nguồn ATX sử dụng cấu trúc nửa cầu có khá nhiều biến thể khác nhau: sử dụng các IC PWM khác nhau, cấu trúc chân BAX và BAK khác nhau... Ở đây mình sử dụng LK từ những nguồn noname phổ thông nhất, vẽ lại PCB với tính tương thích cao để các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm LK và lắp ráp thành công.

    Sơ đồ khối của mạch trên PCB như hình dưới: [ATTACH=CONFIG]n1660431[/ATTACH]
    Chức năng chính của mạch:

    1. Sạc accu với 3 chế độ tự động luân phiên.
    2. Ở trạng thái nghỉ khi chưa gắn accu, hoặc accu hỏng.
    3. Tự phát hiện trạng thái điện năng của accu để cho ra chế độ sạc thích hợp.
    4. Gần như ko tiêu tốn năng lượng của accu khi ko có điện lưới.
    5. Có thể kết nối với INV để tự động kích hoạt INV khi mất điện lưới thành 1 UPS đơn giản.
    6. Có thể chịu được việc đấu ngược cực accu

    Nguyên lý hoạt động:

    Khối điều khiển và hiển thị sẽ dò dòng sạc để mạch biết cần sạc bình ở chế độ sạc mạnh hay sạc thả nổi. Nguồn nuôi mạch này được lấy ngay trên 5V Vref của TL494 vì dòng tiêu thụ của mạch rất nhỏ.

    Mạch sẽ lấy áp rơi trên trở SUN, đưa về so sánh. Nếu accu đầy dòng sạc nhỏ. LED xanh FLT sáng báo đang sạc ở chế độ Float. Điện áp ra accu là 13.6V-13.8V.

    Khi accu cạn điện, dòng sạc cao hơn C/100 (C là dung lượng accu). Mạch sẽ thay đổi chế độ. LED đỏ CHR sáng báo đang ở chế độ sạc mạnh. Điện áp đầu ra sẽ được đẩy cao lên 14.4V–15V. Nếu bình cạn điện dòng sạc cao quá C/10 thì mạch hạn dòng sẽ hoạt động, chuyển mạch về chế độ sạc ổn dòng.

    Cho đến khi nào áp sạc lên 14.4V–15V và dòng sạc trở lại ngưỡng C/100. Mạch sẽ chuyển lại chế độ cũ: sạc float với áp ra 13.6V-13.8V.

    Lắp ráp:

    Khi lắp ráp phải lắp từ tầng PWM + Driver với TL494. Nối tắt SW1. Cấp nguồn 12VDC chạy thử. Đo kiểm các chân vào 1–2, 16–15 của 2 con dò sai. Các chân IN+ (1, 16) phải thấp hơn IN-, nếu cao hơn thì chỉnh VR FLT/102 để giảm áp trên chân 1 xuống. Vặn VRI/5K cho áp chân 15 lên cao nhất. Khi áp chân IN+ thấp hơn chân IN-, áp chân 3 ở mức thấp, chân 4 ở mức thấp thì chân ra 8, 11 TL494 giảm từ 2.1V xuống 1.4V là mạch PWM đã chạy.

    Đo kiểm tra các chân ra 2 vế phải cân đối. Lắp dần đến BAK, mạch BJT rapid turnon phía sau BAK... điện áp trên 2 nhánh kích của 2 van CS luôn phải bằng nhau. Nếu sai khác phải kiểm tra nhiệt độ, trị số, cực tính của các LK.

    Nếu phần PWM + Driver đã chạy tốt thì lắp phần Nguồn 220VAC IN, EMI, Nắn lọc + Chia áp. Chỉ cấp nguồn 220VAC, ko cấp 12VDC, đo kiểm điện áp trên 2 tụ hóa lọc và chia áp phải tương đối cân bằng. Nếu ko cân bằng thì kiểm tra lại dung lượng tụ, điện trở chia áp và thay thế để mạch có điểm chia áp ~1/2 HVDC.

    Lắp đến BAX chính, Nắn lọc thứ cấp, ĐK + Hiển thị, điện trở shunt. Riêng phần Chống ngược để sau khi mạch đã chạy tốt các chế độ sạc mới lắp vào. BAX chính chỉ dùng 2 chân 12V, các chân khác cắt bỏ - ko nối xuống mạch. Ko lắp cầu chì, nối vào đó 1 bóng sợi đốt 40W–60W, cấp nguồn 220VAC. “Mồi” áp 12VDC vào tụ lọc chính bên thứ cấp.

    Nếu mạch chạy bình thường thì khi ngắt nguồn mồi mạch vẫn chạy sẽ có áp ~12VDC trên chân tụ lọc thứ cấp chính. Chỉnh VR FLT/102 thấy áp có thể lên xuống đc thì lắp nốt phần Chống ngược.

    Để mạch ko tiêu tốn bình khi mất lưới và có thể dùng được chức năng tự động bật IVT khi mất lưới thì các bạn nối SW1 với CN02 (chân 1-1, 2-2). Khi mắc accu và có lưới thì mạch sạc sẽ chạy. Khi mất lưới accu sẽ đc ngắt ra khỏi bộ sạc. Đồng thời trên CN01 sẽ có 1 đường nguồn 12V lấy từ accu cấp ra mạch ngoài. Có thể dùng nó để thắp bóng led 12V hoặc nối relay nhỏ để bật contact IVT tự động.

    Cân chỉnh:

    Lắp đồng hồ V, A vào đầu ra. Cấp 220VAC, mồi accu hoặc nguồn DC vào đầu ra accu để cho mạch chạy.

    1. Chỉnh VR FLT/102 để áp ở đầu ra đạt 13.6V-13.8V.
    2. Nối tải giả để đạt dòng C/100 ở đầu ra.
    3. Chỉnh VR CH-FL/103 để led đỏ sáng, led xanh tắt.
    4. Chỉnh VR CHAR/203 để áp đầu ra đạt 14.4V-15V
    5. Nối tải giả CS lớn hoặc sạc với accu cạn điện. Chỉnh VRI/5K để hạn chế dòng max ở C/10.

    Cuối cùng là lắp lại ruột mới vào cái vỏ nguồn ATX vừa gỡ lấy LK, lắp thêm 2 cái cọc đấu hoặc hàn dây ra ngoài và đem ra sạc bình thôi.

    Link file mạch in vẽ trên Proteus 7.6 sp4 trên ĐTVN.NET: Sac 3gd V3.2.zip

    Link dự phòng: https://onedrive.live.com/redir?resi...int=file%2czip

    Chúc các bạn thành công.

    P/S: Các bạn khi lắp ráp nhở bỏ giùm con tụ lọc 104 ở chân 15-16.

    Đôi pic về bộ sạc V3.0 chuột bạch đời đầu:



    bác cho em hỏi là 2 con bien trở CHR/203 và FLT/103 có giá trị là bao nhiêu a?
    bác cho em xin cai danh sách các linh kiện sử dụng trong mạch được không .

    Leave a comment:


  • thiet_kt
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Đây là mạch sạc accu 3 giai đoạn (ổn dòng, ổn áp, thả nổi) có thể dùng với accu từ 30Ah – 150Ah. Mạch sử dụng lại cấu trúc nửa cầu của nguồn ATX với tiêu chí tận dụng LK sẵn có ở ngay các nguồn ATX cũ, hỏng.

    Nguồn ATX sử dụng cấu trúc nửa cầu có khá nhiều biến thể khác nhau: sử dụng các IC PWM khác nhau, cấu trúc chân BAX và BAK khác nhau... Ở đây mình sử dụng LK từ những nguồn noname phổ thông nhất, vẽ lại PCB với tính tương thích cao để các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm LK và lắp ráp thành công.

    Sơ đồ khối của mạch trên PCB như hình dưới: [ATTACH=CONFIG]n1660431[/ATTACH]
    Chức năng chính của mạch:

    1. Sạc accu với 3 chế độ tự động luân phiên.
    2. Ở trạng thái nghỉ khi chưa gắn accu, hoặc accu hỏng.
    3. Tự phát hiện trạng thái điện năng của accu để cho ra chế độ sạc thích hợp.
    4. Gần như ko tiêu tốn năng lượng của accu khi ko có điện lưới.
    5. Có thể kết nối với INV để tự động kích hoạt INV khi mất điện lưới thành 1 UPS đơn giản.
    6. Có thể chịu được việc đấu ngược cực accu

    Nguyên lý hoạt động:

    Khối điều khiển và hiển thị sẽ dò dòng sạc để mạch biết cần sạc bình ở chế độ sạc mạnh hay sạc thả nổi. Nguồn nuôi mạch này được lấy ngay trên 5V Vref của TL494 vì dòng tiêu thụ của mạch rất nhỏ.

    Mạch sẽ lấy áp rơi trên trở SUN, đưa về so sánh. Nếu accu đầy dòng sạc nhỏ. LED xanh FLT sáng báo đang sạc ở chế độ Float. Điện áp ra accu là 13.6V-13.8V.

    Khi accu cạn điện, dòng sạc cao hơn C/100 (C là dung lượng accu). Mạch sẽ thay đổi chế độ. LED đỏ CHR sáng báo đang ở chế độ sạc mạnh. Điện áp đầu ra sẽ được đẩy cao lên 14.4V–15V. Nếu bình cạn điện dòng sạc cao quá C/10 thì mạch hạn dòng sẽ hoạt động, chuyển mạch về chế độ sạc ổn dòng.

    Cho đến khi nào áp sạc lên 14.4V–15V và dòng sạc trở lại ngưỡng C/100. Mạch sẽ chuyển lại chế độ cũ: sạc float với áp ra 13.6V-13.8V.

    Lắp ráp:

    Khi lắp ráp phải lắp từ tầng PWM + Driver với TL494. Nối tắt SW1. Cấp nguồn 12VDC chạy thử. Đo kiểm các chân vào 1–2, 16–15 của 2 con dò sai. Các chân IN+ (1, 16) phải thấp hơn IN-, nếu cao hơn thì chỉnh VR FLT/102 để giảm áp trên chân 1 xuống. Vặn VRI/5K cho áp chân 15 lên cao nhất. Khi áp chân IN+ thấp hơn chân IN-, áp chân 3 ở mức thấp, chân 4 ở mức thấp thì chân ra 8, 11 TL494 giảm từ 2.1V xuống 1.4V là mạch PWM đã chạy.

    Đo kiểm tra các chân ra 2 vế phải cân đối. Lắp dần đến BAK, mạch BJT rapid turnon phía sau BAK... điện áp trên 2 nhánh kích của 2 van CS luôn phải bằng nhau. Nếu sai khác phải kiểm tra nhiệt độ, trị số, cực tính của các LK.

    Nếu phần PWM + Driver đã chạy tốt thì lắp phần Nguồn 220VAC IN, EMI, Nắn lọc + Chia áp. Chỉ cấp nguồn 220VAC, ko cấp 12VDC, đo kiểm điện áp trên 2 tụ hóa lọc và chia áp phải tương đối cân bằng. Nếu ko cân bằng thì kiểm tra lại dung lượng tụ, điện trở chia áp và thay thế để mạch có điểm chia áp ~1/2 HVDC.

    Lắp đến BAX chính, Nắn lọc thứ cấp, ĐK + Hiển thị, điện trở shunt. Riêng phần Chống ngược để sau khi mạch đã chạy tốt các chế độ sạc mới lắp vào. BAX chính chỉ dùng 2 chân 12V, các chân khác cắt bỏ - ko nối xuống mạch. Ko lắp cầu chì, nối vào đó 1 bóng sợi đốt 40W–60W, cấp nguồn 220VAC. “Mồi” áp 12VDC vào tụ lọc chính bên thứ cấp.

    Nếu mạch chạy bình thường thì khi ngắt nguồn mồi mạch vẫn chạy sẽ có áp ~12VDC trên chân tụ lọc thứ cấp chính. Chỉnh VR FLT/102 thấy áp có thể lên xuống đc thì lắp nốt phần Chống ngược.

    Để mạch ko tiêu tốn bình khi mất lưới và có thể dùng được chức năng tự động bật IVT khi mất lưới thì các bạn nối SW1 với CN02 (chân 1-1, 2-2). Khi mắc accu và có lưới thì mạch sạc sẽ chạy. Khi mất lưới accu sẽ đc ngắt ra khỏi bộ sạc. Đồng thời trên CN01 sẽ có 1 đường nguồn 12V lấy từ accu cấp ra mạch ngoài. Có thể dùng nó để thắp bóng led 12V hoặc nối relay nhỏ để bật contact IVT tự động.

    Cân chỉnh:

    Lắp đồng hồ V, A vào đầu ra. Cấp 220VAC, mồi accu hoặc nguồn DC vào đầu ra accu để cho mạch chạy.

    1. Chỉnh VR FLT/102 để áp ở đầu ra đạt 13.6V-13.8V.
    2. Nối tải giả để đạt dòng C/100 ở đầu ra.
    3. Chỉnh VR CH-FL/103 để led đỏ sáng, led xanh tắt.
    4. Chỉnh VR CHAR/203 để áp đầu ra đạt 14.4V-15V
    5. Nối tải giả CS lớn hoặc sạc với accu cạn điện. Chỉnh VRI/5K để hạn chế dòng max ở C/10.

    Cuối cùng là lắp lại ruột mới vào cái vỏ nguồn ATX vừa gỡ lấy LK, lắp thêm 2 cái cọc đấu hoặc hàn dây ra ngoài và đem ra sạc bình thôi.

    Link file mạch in vẽ trên Proteus 7.6 sp4 trên ĐTVN.NET: Sac 3gd V3.2.zip

    Link dự phòng: https://onedrive.live.com/redir?resi...int=file%2czip

    Chúc các bạn thành công.

    P/S: Các bạn khi lắp ráp nhở bỏ giùm con tụ lọc 104 ở chân 15-16.

    Đôi pic về bộ sạc V3.0 chuột bạch đời đầu:



    bác cho em hỏi là 2 con bien trở CHR/203 và FLT/103 có giá trị là bao nhiêu a?

    Leave a comment:


  • ███████
    replied
    Mấy cái nguồn ATX huntkey nó có cái BAK quấn thêm một cuộn trên lõi xuyến để hổi tiếp về. Em dùng loại này và không cần Rshunt nữa, nâng dòng dễ, em vẫn nạp bình 200A được.

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Bác nói Rshunt dòng nạp mà mình lại cứ nghĩ đến Rsun sơ cấp nên mới nói đến cách li. Mạch trước mình làm LM339 nhưng độ nhạy ko cao do offset vôn của nó lớn mà Rsun thì quá nhỏ có vài chục Miliomh. Thấy ko ổn định nên chuyển qua 358.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Sạc thông thường thì điều chỉnh và cố định Rs chứ ko phản hồi, thế là cũng đc rồi. Chứ ko liên quan đến việc cách ly. CC vẫn có mà ko ảnh hưởng tới cách hay ko cách ly. Đấy là sạc cố định cho 1 loại dung lượng.

    Mình cũng có 1 mạch dùng 1 IC 393 với can thiệp vào 431 cho cả 3 giai đoạn vẽ cách đây nửa năm, nhưng ko muốn up lên vì nhiều lý do. 1/2 IC để dò dòng. 1/2 IC còn lại để dò áp. Thứ nhất là ko đúng ý nghĩa của luồng, thứ 2 là thấy nhiều người chỉ ăn sẵn, lắp ko chạy thì chửi, ko chịu tư duy. Và cả 1 mạch 3GD nối tiếp cho bộ nguồn ATX đã chỉnh ra >14V nữa.

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Mình ko CC bằng Rs của nó vì nó ko đc cách li nên nguy hiểm. Mình CC và CV trên cùng phân cực cho 431. CV thì điều chỉnh CV bằng Rggnd dùng biến trở. Còn CC đấu (CE nt với R20k)// với Rvccg của 431 để hạn dòng. Nói chung cũng hơi lằng nhằng tí.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    20A ko phải là ko chạy đc. Nhưng chỉ cần 10A mà gắn chung vào mạch IVT với mấy con tụ lọc nguồn khủng chút là nó xơi 1 em 13007-13009 ngay. Phải tùy biến cái mạch đi 1 chút thì 20A cũng chạy tốt. Mạch mới chạy MOS thì chả quan trọng là gắn với tải gì. Nhưng cũng mới thử đến ~300W.

    Mạch của Sơn thì như là thiết kế với các bộ nguồn hồi tiếp gián tiếp qua 431.

    Với các bộ nguồn chạy 38XX thì gần như là có đủ CC/CV, điều chỉnh vào tham chiếu của 431 và Rs thì có đủ 1 bộ nguồn 3 giai đoạn hoàn chỉnh mà mất ít công hơn.

    Tổn hao cho diode thì phụ thuộc vào Vf, dòng qua nó, nhiệt độ.

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Mạch này cũng có thể kéo đc dòng lớn, tùy thuộc vào diode và bộ nguồn pc. Của mình hạn dòng ở 10A chạy 2 diode 30a ko tản nhiệt Vf = 0.9 thấy nóng rát.
    Nếu bác nào có nhả ý làm thì nói mình post last Version lên cho nhé.

    Leave a comment:


  • quangdongueh
    replied
    cũng phức tạp phết nhỉ/ mạch của đại ca thành cũng kéo 20a được cơ mà.

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Gắn tạm để dùng tạm. Chưa dọn lại. Click image for larger version

Name:	WP_20160727_005.jpg
Views:	2544
Size:	186.3 KB
ID:	1671289 Click image for larger version

Name:	WP_20160727_002.jpg
Views:	2405
Size:	83.3 KB
ID:	1671290 Click image for larger version

Name:	WP_20160727_001.jpg
Views:	2529
Size:	98.1 KB
ID:	1671291

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

thanhfdc Tìm hiểu thêm về thanhfdc

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X