Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy hàn xung tự chế tại sao không ?

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi thucbao Xem bài viết
    Em biết ngay mà, Cuối cùng thì bác cũng đưa sơ đồ ra nhưng lại vẽ nhầm 1 cách đáng tiếc, sơ đồ mạch động lực như thế này thì máy làm sao chạy được? nói chi hiệu suất? nếu trong bán kỳ kia IGBT đóng cả hai thì từ dư của cuộn sơ cấp xả đi đâu đễ mà bắt đầu chu kỳ sau từ hóa lõi biến áp? Bác đừng nói là nó xả qua cuộn thứ cấp nhé (vì diod chặn rồi.-hoặc không cần, không có dòng đảo chiều nhé). Nếu mà đơn giản như bác vẽ, không có mạch xả dòng cho cuộn sơ biến áp thì thử hỏi cần đến 2 IGBT làm gì , chỉ cần 1 cái dưới thôi chẳng hạn là được rồi. hay là 2 cái để mà tỏa nhiệt cho cân trên và dưới, rồi thì phải nguồn nuôi độc lập nữa chứ có phải chơi đâu. Bác nên vẽ thêm vào 2 diod xả (HFA trong sơ đồ trang 1) khi mà igbt đóng 2 diod này nó xả điện cuộn dây lại vào mạch 300v thì thành ngay sơ đồ vận hành tốt và hiệu suất cao)
    Còn 1 dạng mạch nữa cũng dùng 2 IgBT nhưng đóng mở luân phiên, con trên mở dòng từ +300V qua cuộn dây biến áp nạp cho cặp tụ 2micf trong mạch sơ cấp biến áp xung, khi con dưới mở thì năng lượng của tụ lại xả qua cuộn dây làm cho nó hoạt động đẩy kéo tạo nên trong mạch sơ cấp dòng xoay chiều đối xứng nên người ta nắn toàn kỳ có điểm giữa (xem hình) đây là mạch XZ7-180 sau khi sủa chữa thay modul GBT bằng linh kiện rời
    Hì Hi. Đùa chơi một chút không được sao. Đây sơ đồ mình đã chỉnh sửa. Khi mất xung kích thì năng lượng từ trường từ cuộn dây sẽ phóng thích năng lượng chia đều cho 2 con IGBT. Dòng phóng này rất cao so với dòng nạp nên cần phải có hai con IGBT để chia đều dòng phóng này. Bằng không thì sẽ die IGBT. Dạng 2 IGBT kiểu OCL mình sẽ trình bày sau.
    Click image for larger version

Name:	Mach inverter.jpg
Views:	2
Size:	43.8 KB
ID:	1349789
    Last edited by quanghien54; 19-07-2011, 19:27.

    Comment


    • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
      bác quanghien có biết chỗ nào bán diode xung 150A/300v chỉ giúp em. thanks bác trước
      Mình chỉ mua được diode xung 30-60A ở chợ Nhật Tảo còn cao quá thì không tìm thấy. Muốn có amper cao thì đấu song song lại. Hôm trước mình mua khoảng 10K 1 con. Bây giờ không biết là bao nhiêu.

      Comment


      • (Tiếp theo bài 6)
        Một dạng khác của mạch inverter bán kỳ là mạch đẩy kéo nối tiếp kiểu OTL. Trong mạch này thì 2 IGBT được nối tiếp nhau. Đầu giữa của chúng được nối với cuộn sơ cấp của biến áp xung thông qua một tụ điện. Giá trị của tụ này từ 2,2 mF đến 9,4mF tùy theo công suất của biến áp xung và tần số của mạch. Nhiệm vụ của tụ này là cách ly dòng điện 1 chiều cho biến áp xung đồng thời tăng cường khả năng phóng điện cho biến áp. Để kích cho 2 IGBT này thông thường người ta dùng hai biến áp xung kiểu đẩy kéo. IC dao động và PWM sử dụng cho mạch này thường là KA 3525 . Chân 11 và 14 của IC này là hai ngỏ đối xứng nhau. Sau khi qua mạch khuếch đại sẽ cung cấp cho biến áp xung. Tần số của mạch dao động được xác định bằng giá trị của điện trở và tụ điện ở hai chân 6 và 7.
        Click image for larger version

Name:	Mach inverter OTL.jpg
Views:	1
Size:	41.3 KB
ID:	1349797
        Hình 07 . Sơ đồ mạch inverter dạng OTL.
        Ưu điểm của mạch này là trong lỏi biến áp không tồn tại dòng điện một chiều nên hiệu suất cao, kết cấu đơn giản. Đầu ra nắn toàn kỳ nên chất lượng mối hàn tốt hơn mạch nắn bán kỳ.
        Last edited by quanghien54; 19-07-2011, 23:43.

        Comment


        • Em xin hỏi các bác một chút.
          Chúng ta có thể kích trực tiếp IGBT mà không cần qua biến áp cách ly (biến áp kích) được không?
          Nếu có biến áp cách ly (biến áp kích) thì có tác dụng gì?

          Comment


          • Nguyên văn bởi hai_nt Xem bài viết
            Em xin hỏi các bác một chút.
            Chúng ta có thể kích trực tiếp IGBT mà không cần qua biến áp cách ly (biến áp kích) được không?
            Nếu có biến áp cách ly (biến áp kích) thì có tác dụng gì?
            Tùy theo cấu tạo mạch mà có thể dùng biến áp cách ly hoặc opto hay không. Thí dụ như trong bếp từ chỉ dùng 1 con IGBT nên không cần biến áp cách ly mà chỉ cần con IC driver để tăng dòng kích cho IGBT và tạo sườn xung đứng. Biến áp cách ly ngoài việc cách ly điện áp giữa nguồn điều khiển và nguồn công suất còn có sự phối hợp dòng và áp giữa nguồn điều khiển và nguồn kích cho IGBT. Đối với mạch inveter gồm 2 IGBT nối tiếp nhau thì cần phải có biến áp hoặc opto để cách ly. Dùng biến áp có lợi hơn opto vì không cần nguồn kích riêng biệt cho hai mạch kích.

            Comment


            • Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
              (Tiếp theo bài 6)
              Một dạng khác của mạch inverter bán kỳ là mạch đẩy kéo nối tiếp kiểu OTL. Trong mạch này thì 2 IGBT được nối tiếp nhau. Đầu giữa của chúng được nối với cuộn sơ cấp của biến áp xung thông qua một tụ điện. Giá trị của tụ này từ 2,2 mF đến 9,4mF tùy theo công suất của biến áp xung và tần số của mạch. Nhiệm vụ của tụ này là cách ly dòng điện 1 chiều cho biến áp xung đồng thời tăng cường khả năng phóng điện cho biến áp. Để kích cho 2 IGBT này thông thường người ta dùng hai biến áp xung kiểu đẩy kéo. IC dao động và PWM sử dụng cho mạch này thường là KA 3525 . Chân 11 và 14 của IC này là hai ngỏ đối xứng nhau. Sau khi qua mạch khuếch đại sẽ cung cấp cho biến áp xung. Tần số của mạch dao động được xác định bằng giá trị của điện trở và tụ điện ở hai chân 6 và 7.
              [ATTACH]30861[/ATTACH]
              Hình 07 . Sơ đồ mạch inverter dạng OTL.
              Ưu điểm của mạch này là trong lỏi biến áp không tồn tại dòng điện một chiều nên hiệu suất cao, kết cấu đơn giản. Đầu ra nắn toàn kỳ nên chất lượng mối hàn tốt hơn mạch nắn bán kỳ.
              mạch dạng này em đã gặp trong lò nung cao tần rồi. mạch OTL của bác em có chỗ không hiểu, ở phần kích 2 biến áp driver em thấy lạ, R70 và R71 câu lên vcc thế thì lúc nào 2 fet cũng dẫn hết thì phải, và nó dẫn luôn vì không có Rg.

              Comment


              • công việc quấn dây đã hoàn thành, giờ đến thi công mạch. ah, em mới tậu về 4 chú diode xung 60A/1200v hết 140k, mỗi nhánh mắc 2 chú chắc ổn hả bác Bảo

                Comment


                • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                  công việc quấn dây đã hoàn thành, giờ đến thi công mạch. ah, em mới tậu về 4 chú diode xung 60A/1200v hết 140k, mỗi nhánh mắc 2 chú chắc ổn hả bác Bảo
                  Bạn mua đuoc ở đâu vậy? nếu mới thì rẻ, mà lắp vào mạch gọn nữa chứ. Có điều mã số là gì vậy?60a- áp 1200v mà giá thế là rẻ 35K/c, chân nó bố trí như HFA phải ko?

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                    mạch dạng này em đã gặp trong lò nung cao tần rồi. mạch OTL của bác em có chỗ không hiểu, ở phần kích 2 biến áp driver em thấy lạ, R70 và R71 câu lên vcc thế thì lúc nào 2 fet cũng dẫn hết thì phải, và nó dẫn luôn vì không có Rg.
                    Ý bạn nói là không có mạch xả cực gate cho trans nên nó cứ dẫn hoài (mặc dầu xung kích mở đã hết!) cho đến kỳ sau và sau nữa phải ko? Ở đây có khả năng là bác quanghien54 ko để ý đến tiểu tiết lặt vặt, hoặc giả là bác thích đùa cho nên cố tình vẽ thiếu cho anh em suy nghĩ đau đầu, hoăc là vì giấy hẹp ko đủ chỗ vẽ, giống như nhà toán học Fecma mấy thế kỷ trước phần chứng minh định lý ông chỉ viết là Tôi đã chứng minh được định lý này bằng 1 cách rất hay nhưng vì lề sách quá hẹp ko đủ chỗ viết!!!, làm cho các nhà toán học lừng danh thế giới 4 thế kỷ sau vẫn ko chứng minh được, mặc dầu máy tính đã thử hết bộ nhớ mà vẫn ko sai!!

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi thucbao Xem bài viết
                      Bạn mua đuoc ở đâu vậy? nếu mới thì rẻ, mà lắp vào mạch gọn nữa chứ. Có điều mã số là gì vậy?60a- áp 1200v mà giá thế là rẻ 35K/c, chân nó bố trí như HFA phải ko?
                      em mua chỗ anh Cẩm đó bác, mã là 60EPS12. chân như chân HFA, xác y như xác IGBT

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                        mạch dạng này em đã gặp trong lò nung cao tần rồi. mạch OTL của bác em có chỗ không hiểu, ở phần kích 2 biến áp driver em thấy lạ, R70 và R71 câu lên vcc thế thì lúc nào 2 fet cũng dẫn hết thì phải, và nó dẫn luôn vì không có Rg.
                        Đầu ra của chân 11 và 14 của IC KA 3525 là dạng xung vuông đối xứng nhau. Khi nó ở mức high thì Q30 hoặc Q31 dẫn. Khi nó ở mức low thì Q30 hoặc 31 ngắt. Có lẻ vội quá nên mình quên thêm vào 1 điện trở 10K và 1 diode 1N4148 giữa cực G và S của FET để xả điện tích của nó khi transistor ngằt. Mình sẽ thêm vào.
                        Click image for larger version

Name:	Mach inverter OTL.jpg
Views:	1
Size:	43.4 KB
ID:	1349830
                        Last edited by quanghien54; 21-07-2011, 12:26.

                        Comment


                        • hôm qua em sửa một lò nung 3 pha nửa.

                          Em thấy chủ đề inverter này hay nên em đo đạc và vẽ chính xác lại mạch động lực của nó post cho các bác tham thảo.

                          BAX 19.5cm2. cửa sổ quấn dây 3x10cm. sơ cấp 10v ống đồng rõng đường kính ngoài 9mm, thứ cấp 7 vòng ống đồng cùng loại.
                          Tụ điện C trong mạch nó không phải là tụ đơn nhưng nó gồm 3 bảng mạch gồm nhiều tụ 182/2kv ghép lại, sau khi tính toán em mới ra điện dung tổng cộng là 0.2mF/4kv. em không hiểu sao nó lại ghép thế cho khổ

                          mạch dùng IGBT kép 100A/1200v
                          AC ra không tải 100v
                          Last edited by tda1415; 21-07-2011, 15:42.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
                            Đầu ra của chân 11 và 14 của IC KA 3525 là dạng xung vuông đối xứng nhau. Khi nó ở mức high thì Q30 hoặc Q31 dẫn. Khi nó ở mức low thì Q30 hoặc 31 ngắt. Có lẻ vội quá nên mình quên thêm vào 1 điện trở 10K và 1 diode 1N4148 giữa cực G và S của FET để xả điện tích của nó khi transistor ngằt. Mình sẽ thêm vào.
                            [ATTACH]30914[/ATTACH]
                            mạch của bác hình như vẫn chưa ổn, em nghĩ 2 con trở R70, 71 nên đem xuống mass. chứ treo nó lên vcc thế kia thì khỏi cần KA3525 thì 2 thằng Q30,31 lúc nào cũng mở hết. và theo em thì mình bỏ con diode 4148 ở gate cho an toàn vì sụt áp qua mối nối p-n là 0.6v hơi nguy hiểm. đây là chút ý kiến của riêng em.
                            Last edited by tda1415; 21-07-2011, 15:52.

                            Comment


                            • xin lỗi anh tda1415 nhé,em nhắn lại rùi!mong anh bớt chút thời gian vào yahoo
                              Last edited by bboyminh; 21-07-2011, 19:14.
                              Trái đất luôn tròn vì vậy bạn chẳng thể nào nhìn thấy phía cuối con đường đi...
                              Keep moving forward...

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                                mạch của bác hình như vẫn chưa ổn, em nghĩ 2 con trở R70, 71 nên đem xuống mass. chứ treo nó lên vcc thế kia thì khỏi cần KA3525 thì 2 thằng Q30,31 lúc nào cũng mở hết. và theo em thì mình bỏ con diode 4148 ở gate cho an toàn vì sụt áp qua mối nối p-n là 0.6v hơi nguy hiểm. đây là chút ý kiến của riêng em.
                                Buồn quá, bác quanghien54 cứ đùa với anh em hoài, bác treo cả cực nguồn S của IGBT lên trên đầu cuộn dây sơ cấp biến áp cách ly nên điện áp của nó (cực S) có bằng 0 đâu? vì vậy nên dẫu có xung kích mở +12v vào G chẳng hạn, nhưng cực S lúc đó có khi cao hơn 12v cũg chưa chừng, vì vậy đố ai biết nó (IGBT)có mở hay ko?
                                Last edited by thucbao; 21-07-2011, 19:37.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thucbao Tìm hiểu thêm về thucbao

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X