Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Máy hàn xung tự chế tại sao không ?

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi m4a1kabin
    bác quanghien cho cháu hỏi là thường thì hiệu suất của máy hàn bác sửa khoảng bao nhiêu ạ và cosfi ?
    Dòng điện không tải khi chưa hàn khoảng 0,4A-0,5A nên hiệu suất rất cao nếu so với máy hàn loại cổ điển có dòng điện không tải từ 6A-10A, còn hệ số cosfi thì gần bằng 1. Đây chính là ưu điểm của máy hàn inverter.

    Comment


    • Nguyên văn bởi quanghien54 Xem bài viết
      Dòng điện không tải khi chưa hàn khoảng 0,4A-0,5A nên hiệu suất rất cao nếu so với máy hàn loại cổ điển có dòng điện không tải từ 6A-10A, còn hệ số cosfi thì gần bằng 1. Đây chính là ưu điểm của máy hàn inverter.
      dạ ko ạ, cái cháu muốn hỏi là cs vào và cs ra khi đầy tải nó tương quan thế nào cơ.cả cosfi ở lúc đầy tải nữa ạ.

      Comment


      • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
        báo cáo bác bảo em đã quấn xong bax. sơ cấp 19 vòng dây 0.5x14 sợi, số liệu bác cho là 20 vòng nhưng ko đủ chỗ nên em quấn 19 vòng có sao không bác? thứ cấp 7 vòng dây 0.5x42 sợi. ngày mai keo khô rồi em post hình.

        tiếp theo là biến áp driver xin bác hướng dẫn
        Biến áp quấn thế thì dây hơi nhỏ nên cần phải làm mát cho tốt, còn tỷ số truyền n=2.7 này cũng tốt khi điện lưới thấp xuống 20% cũng không sao. Nếu đầu vào là 220v thì áp không tải cho ra cỡ 55v. Nếu sợ BAX thiếu vòng sơ cấp thì khi lắp mạch có thể tăng tần số F hoặc cho thêm khe hở từ của biến ap. Bạn mở datasheet của 3845 trong đó có công thức tính gần đúng tần số theo Rt, Ct. Giảm Rt xuống cỡ 15% từ (8.2k xuống 6.8k) để đo tần số sao cho khoảng 35--40KHZ là tạm được.
        BA cách ly cho driver thì bạn lấy lõi EE20 hoặc EE25 dây 0.30 quấn 1 lớp được khoảng cỡ 28--30 vòng, cắt cho đầu ra, đó là cuộn I, sau đó cuộn II, III, và IV. nên quấn số vòng I=IV; II=III=I+4vòng. Đặc biệt khi quấn 4 cuộn phải cùng 1 hướng (theo chiều quay), mỗi cuộn là 1 lớp, cách điện giữa các cuộn, đánh dấu đầu (d) và cuối (c)cho 4 cuộn dây. sau đó c1 nối với d4 là nối tiếp, d1 nối với Irf540--mát, c4 nối voi diod 5819--->mát; còn cuộn 2,3 thì các đầu d2 d3 nối qua 5819--cực nguồn S của 2 IGBT. Bạn hãy nhớ lấy quy luật này của sơ đồ va suy ra các dấu chấm trên biến áp nó có nghĩa gì và từ đó suy ra cach quấn biến ap nguồn và biến áp động lực nhé. Hình tôi có đưa lên cách đây vài post có cả biến áp cách ly driver gần cái biến dòng đấy.
        Last edited by thucbao; 14-07-2011, 00:07.

        Comment


        • Nguyên văn bởi m4a1kabin Xem bài viết
          dạ ko ạ, cái cháu muốn hỏi là cs vào và cs ra khi đầy tải nó tương quan thế nào cơ.cả cosfi ở lúc đầy tải nữa ạ.
          Mình đã đo được bằng thực nghiệm trên máy hàn Jasic 200A lúc dòng điện hàn là 130A với điện áp hàn 25V thì công suất đầu ra là P2=130x25= 3250W trong khi đó dòng điện đầu vào là 16A với điện áp 220VAC. Như vậy công suất đầu vào là P1 = 16x220= 3520VA. Do đó tỉ số P2/P1 là 3250/3520 = 92,3%. Do đó mình mới nói rằng hiệu suất của máy hàn inverter rất cao và cosfi gần bằng 1 mặc dầu về nguyên lý tải của máy hàn mang tính chất cảm kháng. Tuy nhiên phép đo này vẫn có sai số bởi vì dòng điện hàn không ổn định và thay đổi liên tục trong phạm vi nhỏ và sai số của dụng cụ đo lường mặc dầu mình dùng đồng hồ đo chỉ thị số và Amper kềm đo được dòng điện DC. Ngoài ra vẫn chưa tính đến công suất của mạch điều khiển và công suất của quạt giải nhiệt.

          Comment


          • Bài 3 : Thiết kế mạch chỉnh lưu công suất và mạch nguồn điều khiển.
            Mạch chỉnh lưu công suất và mạch nguồn điều khiển mặc dầu thiết kế đơn giản nhưng lại là nơi xãy ra nhiều sự cố nhất. Vì vậy ta cần phải chọn những linh kiện có độ bền và an toàn cao so với các nơi khác.
            Như đã nói ở phần trên inverter đúng ra phải được gọi đầy đủ là DC link inverter nghĩa là trước khi biến đổi thành tần số khác phải qua khâu trung gian 1 chiều. Việc này được thực hiện bởi cầu diode chỉnh lưu và các tụ lọc để tạo ra một nguồn DC tương đối phẵng.
            - Cầu diode chỉnh lưu dùng trong máy hàn inverter thường có dạng hình vuông, nơi đầu + có vát một góc nhỏ để dễ phân biệt. Trên cầu diode này có ghi mã số danh định về dòng điện và điện áp của diode. Thí dụ S25VB60 có nghĩa là dòng điện định mức 25A còn điện áp chịu đựng là 600V. Nắm rõ các mã số này giúp ta tránh nhầm lẫn khi dùng cầu diode có điện áp thấp như KBPC3510W có nghĩa là dòng điện định mức là 35A còn điện áp chịu đựng là 100V vốn dùng để chỉnh lưu cho các bộ nguồn điện áp thấp nhưng dòng điện cao. Trường hợp dòng điện cao phải dùng hai cầu diode đấu song song nhau.
            - Tụ điện lọc nguồn vào gồm nhiều tụ hóa có điện áp cao đấu song song nhau. Trong máy hàn inverter tổng số điện dung của các tụ điện phải từ 1200mF trở lên tùy theo công suất máy hàn còn điện áp chịu đựng của tụ phải trên 500V vì điện áp sau khi qua bộ chỉnh lưu và tụ lọc đã lên đến 300VDC.
            Một số các chủng loại máy hàn inverter như Yakoyama thường đưa điện trực tiếp vào bộ chỉnh lưu công suất trong khi các máy hàn khác như Legi, Jasic, ZXY lại chọn phương án đưa điện gián tiếp qua rờ le để tránh dòng điện nạp ban đầu lớn. Nguyên lý của mạch này như sau :
            Trước tiên, dòng điện được đưa qua một số thermistor có hệ số nhiệt dương để cấp nguồn ban đầu cho cầu diode. Khi mạch nguồn switching đã hoạt động sẽ đóng mạch rờ le và tiếp điểm của rờ le sẽ nối tắt các thermistor này và đưa dòng điện trực tiếp vào bộ chỉnh lưu.
            Phương án nào cũng có những ưu khuyết điểm của nó. Phương án 1 tuy đơn giản nhưng lại mau hư hỏng tụ bởi vì dòng nạp vào tụ lúc ban đầu cao. Phương án 2 lại tạo ra sự cố nơi phần nguồn như thermistor bị hỏng và mặt vít rờ le không tiếp xúc tốt.
            Có một lần tôi gặp một pan lạ. Đo điện áp ra đủ nhưng khi hàn thì lại mất điện. Dùng một bóng đèn làm tải giả để thử thì thấy điện áp sụt xuống còn 24V so với 60V lúc không tải. Kiểm tra rờ le thì thấy nó vẫn đóng được. Dùng VOM hiện số đo điện áp tại mặt vít thì thấy rằng có độ sụt áp khoảng 2-3V mặc dầu theo lý thuyết điện áp ở đây phải là 0V. Nối tắt mặt vít rờ le lại thì máy hàn hoạt động tốt trở lại. Nguyên nhân chính là mặt vít tiếp xúc không tốt sau một thời gian sử dụng làm hạn chế dòng điện nạp vào tụ, không cấp đủ công suất khi hàn . Đôi khi những sự cố lại nằm ở những nơi mà chúng ta không ngờ đến. Vì vậy phải tỉnh táo để kiểm tra những nơi liên quan và sử dụng các dụng cụ đo chính xác sẽ giúp ta giải quyết sự cố một cách nhanh chóng.
            (còn tiếp)

            Comment


            • cuối cùng thì ác mộng cũng đến, keo khô lấy lõi ra và gắn lõi ferit vào lại không vừa vì keo AB cứng như sắt chẳng làm gì được. ngày mai quấn cục khác . đây là hình em nó ra đi với bà ve chai 10k

              Comment


              • [QUOTE=tda1415;380936]cuối cùng thì ác mộng cũng đến, keo khô lấy lõi ra và gắn lõi ferit vào lại không vừa vì keo AB cứng như sắt chẳng làm gì được. ngày mai quấn cục khác . đây là hình em nó ra đi với bà ve chai 10k
                [IMG]
                Thành thật cảm thông với bạn, do đâu ko vừa? tại lõi khuôn nhỏ hay tại quấn dây đầy quá, mình góp ý nhé. bạn đừng đổ keo vội mà quấn thử ko keo, từng lớp, dùng cách điện là băng keo giấy, sau đó kiểm tra thấy vừa dây mà ko đầy quá thì mở ra và quấn lại 1 lần nữa. Khi quấn xong từng lớp thì dùng búa mà gõ (qua lớp gỗ) lên dây hoặc dùng sức mà ép cho dây nó sít lại thì mới vừa. khi đó mới cho sơn. keo vào

                Comment


                • [QUOTE=thucbao;381008]
                  Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết
                  cuối cùng thì ác mộng cũng đến, keo khô lấy lõi ra và gắn lõi ferit vào lại không vừa vì keo AB cứng như sắt chẳng làm gì được. ngày mai quấn cục khác . đây là hình em nó ra đi với bà ve chai 10k
                  [IMG]
                  Thành thật cảm thông với bạn, do đâu ko vừa? tại lõi khuôn nhỏ hay tại quấn dây đầy quá, mình góp ý nhé. bạn đừng đổ keo vội mà quấn thử ko keo, từng lớp, dùng cách điện là băng keo giấy, sau đó kiểm tra thấy vừa dây mà ko đầy quá thì mở ra và quấn lại 1 lần nữa. Khi quấn xong từng lớp thì dùng búa mà gõ (qua lớp gỗ) lên dây hoặc dùng sức mà ép cho dây nó sít lại thì mới vừa. khi đó mới cho sơn. keo vào
                  tại khuôn không vừa bác ạ, chứ khe hở còn trống rất nhiều. do em không trừ hao vài ly cho dung sai. nhưng không sao tính em vốn kiên nhẫn, em đã quấn lại được 1/2 sơ cấp rồi. chiều mua dây về quấn tiếp. đúng như bác nói gọt các đầu dây quả thực là ác mộng. có chất gì nhúng dây đồng vào thì keo emay tan ra không ta
                  bác bảo cho em hỏi tại sao khi ta ghép lõi thì giữa các phần của lõi ferit ta phải cách ly nhau bằng băng keo? em nghĩ mình cho nó thành một khối thống nhất sẽ tốt hơn chứ
                  Last edited by tda1415; 15-07-2011, 11:08.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi tda1415 Xem bài viết

                    bác bảo cho em hỏi tại sao khi ta ghép lõi thì giữa các phần của lõi ferit ta phải cách ly nhau bằng băng keo? em nghĩ mình cho nó thành một khối thống nhất sẽ tốt hơn chứ
                    Nếu ghép các lõi với nhau sẽ xuất hiện dòng fuco trong lõi làm nóng tổn hao vô ích, vì vậy mà biến áp sắt ngườ ta cũng ghép các lá thép kỹ thuật điện mỏng với nhau mà không dùng lõi đặc

                    Comment


                    • (Tiếp theo bài 3)
                      Ngoài ra rờ le đóng nguồn đó còn kết hợp nhiệm vụ bảo vệ quá áp như trong trường hợp máy hàn inverter Jasic bằng cách dùng opto couple như hình 03 dưới đây. Khi điện áp cao quá mức thì dòng qua opto sẽ làm đóng phần thứ cấp nối tắt G và S của Mosfet IRFZ24N cắt rờ le.Tiếp điểm rờ le hở mạch cắt nguồn điện vào. Sơ đồ của mạch rờ le đóng nguồn và mạch cấp nguồn dạng switching của máy hàn Jasic được cho ở hình 3.
                      Click image for larger version

Name:	So do mach chinh luu cong suat va mach nguon dieu khien may han inverter Jasic.jpg
Views:	1
Size:	120.3 KB
ID:	1349717
                      Hình 03 : Sơ đồ mạch rờ le đóng nguồn chỉnh lưu và mạch nguồn switching của máy hàn inverter Jasic.
                      Mạch cấp nguồn điều khiển có hai dạng : dạng dùng biến áp thông thường và dạng dùng mạch switching để cấp nguồn. Mạch dùng biến áp thông thường có ưu điểm là dễ dàng cách ly và kiểm tra mạch điều khiển mà không cần có điện áp 300VDC và ít hư hỏng. Tuy nhiên nó lại không gọn nhẹ bằng nguồn switching. Mạch switching có thể dùng mạch dao động blocking như ở hình 3 hoặc dùng IC dao động 3845 như các dạng máy hàn khác. Tuy nhiên nó lại hay xãy ra sự cố và khi biến áp nguồn bị cháy khó quấn lại vì quá nhỏ và dễ làm vở lỏi ferite nếu không khéo tay. Đối với các bạn mới làm lần đầu thì nên chọn phương án dùng biến áp nguồn thông thường, sau đó ổn áp lại bằng IC 7812 để cấp nguồn cho mạch điều khiển.

                      Comment


                      • Bác quanghien54 cho em hỏi giá con IGBT so với các con Mosfet thì thế nào.
                        Em thấy bác nói con IGBT chịu được áp và dòng lớn vậy nên em đang rất mê.
                        không biết ở VN mình bán loại nào thông dụng nhất, áp khoảng 1000v, dòng khoảng 100A là quá tốt rồi.
                        Chỗ em ở khó mua linh kiện lắm, em muốn mua con IRF3205, IR2110... mà còn phải nhờ người ở SG mua hộ.
                        Bác sửa chữa nhiều, hiểu biết nhiều chỉ cho em xem mình nên mua con gì vừa thông dụng vừa rẻ với. Em cần con chịu được khoảng 600 - 1000V, dòng từ 50-100A thôi.

                        Nếu bác mua giúp được thì em gửi tiền qua Tài khoản của bác, rồi bác gửi linh kiện cho em thì tôt quá.

                        Bác cho em hỏi thêm con IGBT có dễ kích như con Mosfet không? Nếu mình làm cầu H thì dùng con IC gì để kích?

                        Em cảm ơn bác nhiều vì đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho tụi trẻ chúng em.
                        Last edited by hai_nt; 15-07-2011, 17:00.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi hai_nt Xem bài viết
                          Bác quanghien54 cho em hỏi giá con IGBT so với các con Mosfet thì thế nào.
                          Em thấy bác nói con IGBT chịu được áp và dòng lớn vậy nên em đang rất mê.
                          không biết ở VN mình bán loại nào thông dụng nhất, áp khoảng 1000v, dòng khoảng 100A là quá tốt rồi.
                          Chỗ em ở khó mua linh kiện lắm, em muốn mua con IRF3205, IR2110... mà còn phải nhờ người ở SG mua hộ.
                          Bác sửa chữa nhiều, hiểu biết nhiều chỉ cho em xem mình nên mua con gì vừa thông dụng vừa rẻ với. Em cần con chịu được khoảng 600 - 1000V, dòng từ 50-100A thôi.

                          Nếu bác mua giúp được thì em gửi tiền qua Tài khoản của bác, rồi bác gửi linh kiện cho em thì tôt quá.

                          Bác cho em hỏi thêm con IGBT có dễ kích như con Mosfet không? Nếu mình làm cầu H thì dùng con IC gì để kích?

                          Em cảm ơn bác nhiều vì đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho tụi trẻ chúng em.
                          IGBT 1000v/100A thì nhầm nhò gì bác. con này 1200v/400A nè. hôm qua đi làm về mệt quá lại phải kiểm tra cái biến tần mắt nhấm mắt mở nguồn chưa tắt mà rút jack của board điều khiển ra thế là...tách...tách. 2 chú IGBT về với ông bà.

                          IGBT giá rất trên trời, nếu bạn định mua thì mình khuyên nên thân chinh một lần ra vĩnh viễn mà mua, họ cho mình đo kiểm tra luôn nếu ok thì lấy.

                          Comment


                          • hôm nay nhức đầu quá xin nghỉ ở nhà. ngứa ngáy tay chân mang cái bax ra quấn. cuối cùng cũng thành công, giờ đợi keo khô bác Bảo ạ

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi hai_nt Xem bài viết
                              Bác quanghien54 cho em hỏi giá con IGBT so với các con Mosfet thì thế nào.
                              Em thấy bác nói con IGBT chịu được áp và dòng lớn vậy nên em đang rất mê.
                              không biết ở VN mình bán loại nào thông dụng nhất, áp khoảng 1000v, dòng khoảng 100A là quá tốt rồi.
                              Chỗ em ở khó mua linh kiện lắm, em muốn mua con IRF3205, IR2110... mà còn phải nhờ người ở SG mua hộ.
                              Bác sửa chữa nhiều, hiểu biết nhiều chỉ cho em xem mình nên mua con gì vừa thông dụng vừa rẻ với. Em cần con chịu được khoảng 600 - 1000V, dòng từ 50-100A thôi.

                              Nếu bác mua giúp được thì em gửi tiền qua Tài khoản của bác, rồi bác gửi linh kiện cho em thì tôt quá.

                              Bác cho em hỏi thêm con IGBT có dễ kích như con Mosfet không? Nếu mình làm cầu H thì dùng con IC gì để kích?

                              Em cảm ơn bác nhiều vì đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm cho tụi trẻ chúng em.
                              Nếu bạn ở tỉnh gần TP HCM thì nhờ người quen đến kioque THUẦN trong chợ Nhật Tảo mua. Giá 1con GT60J303 khoảng 65-70K (hàng xịn của Toshiba), còn các nơi khác cũng có với giá rẻ hơn nhưng mình xem kỹ lại mới thấy rằng không phải là hàng chính phẩm. Muốn mua IGBT có dòng điện và điện áp cao thì vào khu Dân Sinh phía cuối dãy bên phải có anh bán IGBT dòng điện 400-500A dạng đôi ( dùng cho inverter công suất cao) điện áp hàng ngàn volt nhưng xem kỹ lại thì nó chỉ hoạt động ở tần số thấp. Cách kích IGBT cũng đơn giản như Mosfet,. Mình sẽ lần lượt post từng phần cho các bạn. Chớ có nóng ruột.
                              Thân chào.

                              Comment


                              • Bài 4 : Chọn lỏi ferite thích hợp và tính số vòng dây quấn theo tần số đã chọn.
                                Việc đầu tiên muốn chế tạo máy hàn xung là chúng ta phải chọn lựa lỏi biến áp xung thích hợp bởi vì nó quyết định độ tổn hao và tần số hoạt động. Thông thường người ta chọn loại ferite mềm để làm lỏi biến áp xung. Tính chất và thông số của lỏi ferite mình đã post lên ở phần trước. Lõi ferrite mềm là một loại oxit làm từ sắt (Fe), Mangan (Mn), và kẽm (Zn) thường được gọi là ferrites kẽm mangan.
                                Hình dạng của lỏi ferite rất đa dạng nhưng tốt nhất ta nên chọn lõi có tiết diện vuông hay chữ nhật gồm hai chữ E ghép lại. Chỉ có những cơ sở sản xuất lớn mới dám bỏ ra vài chục ngàn USD để mua thiết bị đo độ từ thẩm chuyên dùng do giá thành của nó rất cao còn cá nhân thì đành thua. Các công ty sản xuất lỏi ferite lớn thì trên mỗi lỏi đều có ghi mã số đánh giá độ từ thẩm trên lỏi còn hàng Tàu thì thượng vàng hạ cám, chỉ dựa vào kinh nghiệm và tay nghề của người mua mà thôi. Vì vậy nếu hỏi làm thế nào để xác định độ từ thẩm của lỏi ferite khi không có các thiết bị chuyên dùng trong tay thì không khác nào đánh đố người viết. Nếu chọn lỏi ferite tốt thì tần số hoạt động có thể lên đến 200KHZ như các máy hàn hiệu LEGI, JASIC, MMA, còn các máy hàn khác như cũng tối thiểu là 80KHZ như máy hàn ZXY 180, Yokoyama mà mình đã khảo sát.
                                Các máy hàn inverter như LEGI, ZXY 180, Yokoyama chọn phương án là dùng 1 biến áp xung còn các máy hàn JASIC, MMA thì lại chọn phương án dùng 3 biến áp xung rời, sau đó mới đấu song song lại sau khi qua mạch chỉnh lưu. Đó là việc của họ còn đối với người mới làm quen thì nên chọn phương án dùng 2 lỏi chữ E ghép lại thành 1. Có ý kiến dùng lỏi Flyback của TV hay monitor ghép lại. Theo mình nghĩ nếu có điều kiện thì nên chọn lỏi chữ E thì hay hơn bởi vì lỏi flyback có dạng hình chữ U nên cần phải dùng nhiều lỏi ghép lại, không tận dụng được hết công suất của lỏi. Bạn có thể tìm nó ở nơi chuyên bán lỏi ferite này để chọn lỏi phù hợp với công suất. Theo các máy hàn mình đả khảo sát thì lỏi cho máy hàn có dòng điện hàn150A (3,2KVA) có kích thước 2cmx2,5cm cao 3,6cm còn máy hàn 200A ( 4,5KVA) có kích thước 2cmx4cm cao 4cm gồm hai lỏi dày 2cm ghép lại. Đó là việc khảo sát trên thực tế của các hãng sản xuất máy hàn còn mua lỏi mới thì phải dựa vào kinh nghiệm mà thôi.
                                Click image for larger version

Name:	Bien ap xung cua may han.jpg
Views:	1
Size:	85.7 KB
ID:	1349723

                                Tần số hoạt động của biến áp xung quyết định số vòng dây quấn của cuộn sơ cấp và thứ cấp trên lỏi ferite. Nếu chọn tần số quá cao thì bị ảnh hưởng của hiệu ứng da ( skin effect) làm giảm mật độ dòng điện còn chọn tần số quá thấp thì phải quấn nhiều vòng, cửa sổ lỏi không đủ. Ngoài ra còn có một vấn đề nữa là cường độ từ trường H = IW cao dẫn đến lỏi dễ rơi vào tình trạng bảo hòa. Với I là dòng điện qua lỏi và W là số vòng dây quấn trên lỏi. Do đó phải sử dụng lỏi có tiết diện lớn hơn.
                                Việc tính toán số vòng dây quấn ứng với điện áp và dạng sóng vuông được tính theo công thức kinh nghiệm :
                                N = 4.44.104.U/ k.S.f
                                Với : - U : điện áp của nguồn điện sơ cấp .( Volt).
                                - S : là tiết diện của lỏi ferit (cm2).
                                - f : tần số hoạt động của biến áp.
                                - k : hệ số chất lượng của lỏi ferit ( 0.8 -1.0 )
                                Thí dụ : biến áp có kích thước a =2 cm, L =2,5cm. hoạt động ở tần số 80KHZ hệ số chất lượng 0,9 thì số vòng dây nơi cuộn sơ cấp ( điện áp 300VDC) là :
                                N1 = 4.44x10000x300/0.9x2x2.5.80.000 = 37 vòng.
                                Đối với tần số cao thì hệ số truyền đạt chỉ còn khoảng 0.9 chứ không bằng 1. Vì vậy hệ số k của công thức trên chỉ còn là 0.8
                                Số vòng dây nơi cuộn thứ cấp là :
                                N2 = 4.44x10000.65/0.8x2x2.5x80000 = 9 vòng.
                                Ghi chú : Công thức này chỉ mang tính tương đối vì nó tùy thuộc vào dạng sóng, chất lượng lỏi ferite và khe hở giữa cuộn dây và lỏi. Ngoài ra nó còn tùy thuộc vào cách quấn. Cuộn thứ cấp phải nằm chồng hoàn toàn lên cuộn sơ cấp để hệ số truyền đạt là tối đa.
                                Mật độ dòng điện cũng được tính bằng thực nghiệm.
                                - Dây hợp kim bạc : 7,5 đến 10 (A / mm2).
                                - Dây đồng điện từ tiêu chuẩn : 4 đến 5 (A / mm2).
                                - Dây đồng điện từ thông dụng : 3 đến 4 (A / mm2).
                                - Dây nhôm điện từ tiêu chuẩn : 3 đến 3,5 (A / mm2).
                                - Dây nhôm điện từ thông dụng : 2 đến 3 (A / mm2).

                                Từ tiết diện dây đó, ta tính ra đường kính dây (d).
                                Ghi chú : Mật độ dòng điện này đã có độ an toàn với chế độ làm việc gián đoạn.
                                Công việc tiếp theo là chọn dây quấn. Để tránh hiệu ứng da người ta thường dùng phương án chọn nhiều dây đồng bện lại. Nhiều người sợ việc làm này vì nếu bện không khéo thì dây sẽ có kích thước to quấn không vừa cửa sổ. Xin mách các bạn một mẹo nhỏ là ta có thể dùng cuộn dây yoke của đèn hình TV hay monitor để làm dây quấn. Dây này gồm nhiều sợi nhỏ đã được cách điện bện lại rất thích hợp để quấn cuộn sơ cấp của biến áp xung. Phần dây thứ cấp có thể dùng nhiều sợi này chập lại, cẩn thận hơn thì bọc trong ống gen bởi vì nó chỉ từ 8 đến 10 vòng dây tiết diện khoảng 10-12mm2.
                                Tùy theo dạng mạch ở đầu ra mà ta có sơ đồ quấn dây khác nhau. Việc chọn sơ đồ dây quấn nào là do quyết định ở bạn. Theo kinh nghiệm ta nên chọn tần số 80KHZ bởi vì nếu chọn tần số quá thấp thì số vòng dây nhiều sẽ không vừa với cửa sổ.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                thucbao Tìm hiểu thêm về thucbao

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X