Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch sạc accu 3 giai đoạn từ nguồn ATX

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • vuthongchien
    replied
    Click image for larger version

Name:	Sac 3gd V3.2 top-1.jpg_err.jpg
Views:	2710
Size:	164.9 KB
ID:	1688623 Cho mình hỏi chỗ khoanh đỏ là con gì vậy?

    Leave a comment:


  • vuthongchien
    replied
    Cám ơn rất nhiều! Để mình làm thử.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Nhầm to rồi. Phúc Lan Shop của thầy Hưng thì mình cũng có biết, nhưng chẳng dính dáng gì. Mình ở TP. Ninh Bình, tận ngoài bắc kia.

    Leave a comment:


  • Thanhvu93
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Lắp tụ lọc nguồn đầu ra to vào, nhiều vào thì cái cuộn kia cũng chỉ cần be bé thôi mà cũng chả rú rít gì. Chỉ cần để ý dòng DC và kích thước lõi. Dòng DC cao làm tụt giá trị cảm kháng của cuộn lọc và có thể gây bão hòa với lõi có thể tích nhỏ.

    Mạch RC hồi tiếp âm có thể điều chỉnh lại, giảm gain, mạch sẽ chạy ổn định hơn.

    Phiên bản V3 này nhét thêm 1 cái BA 220VAC/12VAC/6W, cộng với mạch nắn lọc cỡ đầu ngón tay, vẫn có thể nhét vừa gọn vào trong nguồn ATX. Gỡ con diode 4007 ra cấp thẳng nguồn vào chỗ đó. Như thế mạch ĐK sẽ ko phụ thuộc điện áp bình và cũng ko cần áp kích mồi.

    Hoặc là lắp trở 330K từ chân C 2 van CS xuống điểm nối giữa con trở Rb 1R với mạch rapid turn-on. như các nguồn AT ko cần có nguồn cấp trước. Thì mạch sẽ có khả năng tự chạy ngay khi cấp nguồn. Đừng lo nó nổ 2 van CS vì định thiên cho cả 2 van cùng lúc. Vì nó còn có mạch hồi tiếp dương...
    hình như a bên PHÚC LAN SHOP thì phải tại e thấy ảnh đại diện ấy...

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Ok, thanks bác taduc.

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Con 77254A7 này OD 40mm, lọc sine được cả ký. Mạch sạc kia có chừng 150 - 200W.

    Lõi bột từ thì dùng quấn cảm buck, boost, puresine và cả mạch sạc kia được tuốt.

    Nhưng nhưng ở mạch puresine thì con 77254 này phát nhiệt nhiều hơn con 77083, dù cùng kích thước lõi, khác nhau từ thẩm, Al. Nên ko ham lõi có từ thẩm > 90u.
    Ok, e cảm ơn bác nhé. E hiểu thêm về cuộn lọc. Em bắt đầu làm thôi.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Con 77254A7 này OD 40mm, lọc sine được cả ký. Mạch sạc kia có chừng 150 - 200W.

    Lõi bột từ thì dùng quấn cảm buck, boost, puresine và cả mạch sạc kia được tuốt.

    Nhưng nhưng ở mạch puresine thì con 77254 này phát nhiệt nhiều hơn con 77083, dù cùng kích thước lõi, khác nhau từ thẩm, Al. Nên ko ham lõi có từ thẩm > 90u.

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Chào bác Thành vs cả nhà, còn một việc nữa em quên hỏi bác cho chắc chắn vè phần cuộn lọc. Em tham khảo bên phần topic sinewave inveter (page 37 bài viết #546) bác có hướng dẫn tính toán độ tự cảm của cuộn dây trong điều kiện em chưa làm được mạch đo LC. Em cũng có hai lõi giống như vậy:Vậy lõi này em có thể dùng được cho mạch sạc 3 giai đoạn này không bác?
    Cuộn lọc dùng trong mạch này (băm nửa cầu) có khác gì so với mạch lọc sinewave và mạch BUCK không ạ?
    Em cảm ơn bác và cả nhà.



    Click image for larger version

Name:	Pic 2.jpg
Views:	2766
Size:	29.0 KB
ID:	1687859 Click image for larger version

Name:	Pic 1.jpg
Views:	2780
Size:	24.8 KB
ID:	1687860

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Mình ko lo cho van CS mà lo cho con IC cấp trước. Khi van hoạt động, hút dòng mạnh thì điện áp trên track từ tụ lọc nguồn tới chân nó bị dao động, dao động này tùy thuộc vào khoảng cách và diện tích của track. Càng gần chân van thì càng bị dao động mạnh. Nó sẽ gây ra việc mất ổn định cho nguồn của phần cấp trước. Khuyên bạn nên thêm 1 tụ nhỏ lọc nguồn cho nó hoặc chạy track cho phần cấp trước từ ngay chân tụ lọc nguồn chính.

    2 con OA ấy cùng chạy so sánh thì ko việc gì phải sợ nhiễu cả. Nếu bị nhiễu thì chỉ do tín hiệu lấy mẫu về thôi. Nhưng thêm mạch hồi tiếp dương vào để tăng độ ổn định thì cũng dễ dàng xử lý nó thôi.
    Thanks bác, e sẽ layout lại cho nó nóng.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Mình ko lo cho van CS mà lo cho con IC cấp trước. Khi van hoạt động, hút dòng mạnh thì điện áp trên track từ tụ lọc nguồn tới chân nó bị dao động, dao động này tùy thuộc vào khoảng cách và diện tích của track. Càng gần chân van thì càng bị dao động mạnh. Nó sẽ gây ra việc mất ổn định cho nguồn của phần cấp trước. Khuyên bạn nên thêm 1 tụ nhỏ lọc nguồn cho nó hoặc chạy track cho phần cấp trước từ ngay chân tụ lọc nguồn chính.

    2 con OA ấy cùng chạy so sánh thì ko việc gì phải sợ nhiễu cả. Nếu bị nhiễu thì chỉ do tín hiệu lấy mẫu về thôi. Nhưng thêm mạch hồi tiếp dương vào để tăng độ ổn định thì cũng dễ dàng xử lý nó thôi.

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Gần hay ko, ko quan trọng bằng cách chạy track. Đặt như thế cũng OK. Gần xa, lớn nhỏ là do dòng điện yêu cầu trên track. Miễn là để hạn chế nhiễu cho LM358 thì phải chạy 2 dây // từ chân con shunt về phân áp và chân 4 con LM358.

    1. Bỏ con Diode ở đầu ra + với BAT+ đi, mạch vẫn chạy OK như cũ mà giảm được kha khá tổn hao.

    2. Hồi đó tính dùng opto cho cơ động với đầu ra của con 393 nếu sửa đổi mạch. Ra cao thấp gì cũng điều khiển được tuốt, với lại có chỗ chạy dây, chứ ko nhất thiết phải dùng opto đâu nhé.

    3. Lấy nguồn cấp cho IC cấp trước ngay chân van mà ko có tụ lọc lại dễ gặp họa lắm đó.

    4. Mất công vẽ lại mạch với cái BAX của Huntkey thì vẽ lại luôn với cái BAK của nó ấy. Con BAK ấy có lần khảo sát sóng sánh OK hơn BAK của bọn noname.


    Cảm ơn bác đã giúp em hiểu rõ hơn. Em đọc diễn đàn mình cũng lâu rồi từ thời còn topic cũ mà Admin xóa nhầm. Nhưng em không hiểu được nhiều. Khả năng mình phải làm thực tế mới vỡ ra được ít nhiều. Em sẽ đi dây lại phần shunt.

    1. Ý bác là em bỏ con diode 30D40C như hình đúng không ạ?
    Tại vì sau này em cũng định làm nốt bo sinewave inveter dùng EG8001 mà bác đã post trên topic khác. Nên em sẽ ngâm acquy 24/24.
    Nếu như không có con diode đấy thì điện trở giả của bo sạc (330R/2W) nó sẽ tiêu thụ hàng ngày. Trước đó em cũng không hiểu tại sao
    bác lại cho con đấy vào sau rồi mới nghĩ ra có bác nào khác hỏi mà bác cũng trả lời rồi.
    Click image for larger version

Name:	Mod charge 3 state from ATX.png
Views:	2945
Size:	81.7 KB
ID:	1687486

    2. Em thấy dùng opto như bác cũng hay (mình có thể dùng MOS nhỏ hay tran lưỡng cực). Thôi cái này bác đã làm OK. Em cứ theo bác cho nó yên tâm.

    3. Còn phần nguồn cấp trước. Chỗ cấp điện áp +310V đúng không ạ? Em có thể chuyển sang đi dây ngay phần chân tụ lọc được không bác? Nếu đi dây như kiểu em là tran CS 13009 (TO-3P) này là nó dễ chết hả bác?

    4. Vâng em bê luôn con BAK của nguồn huntkey đấy chứ. Thực ra bên phần sơ cấp nó có 5 chân. Nhưng 2 chân là nó lấy ra từ phần một cuộn ferarit nhỏ sau đó nó chỉnh lưu 1 nửa chu kỳ rồi cấp vào vỉ có 2 con LM339 (em cũng không vẽ lại phần này chỉ xem mạch trên mạng) nó điều khiển khi chập tại, khi khởi động PS-ON). Trong vỉ này em chỉ lấy mạch phân áp cho chân 4 của TL494 và tụ 4.7u tạo deadtime thôi.

    5. Phần con so sánh (dò dòng) để đưa TL494 sạc mạnh, Trong con LM358 có 2 con OP. 1 con em dùng so sánh, còn 1 con em dùng để so sánh cái điện áp khi tới điện áp của sạc hấp thụ (VD là 14.4V) thì LED màu vàng sẽ sáng. Vậy con so sánh dòng có bị nhiễu không bác? Mạch em vẽ có 3 LED (xanh, đỏ, vàng) để hiện thị chế độ đang sạc.

    Click image for larger version

Name:	3 LED indicator for charge 3 state.png
Views:	2931
Size:	15.8 KB
ID:	1687488

    Thanks bác nhé, Có gì bác cứ cho em ý kiến để em DIY OK.
    Attached Files

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Gần hay ko, ko quan trọng bằng cách chạy track. Đặt như thế cũng OK. Gần xa, lớn nhỏ là do dòng điện yêu cầu trên track. Miễn là để hạn chế nhiễu cho LM358 thì phải chạy 2 dây // từ chân con shunt về phân áp và chân 4 con LM358.

    1. Bỏ con Diode ở đầu ra + với BAT+ đi, mạch vẫn chạy OK như cũ mà giảm được kha khá tổn hao.

    2. Hồi đó tính dùng opto cho cơ động với đầu ra của con 393 nếu sửa đổi mạch. Ra cao thấp gì cũng điều khiển được tuốt, với lại có chỗ chạy dây, chứ ko nhất thiết phải dùng opto đâu nhé.

    3. Lấy nguồn cấp cho IC cấp trước ngay chân van mà ko có tụ lọc lại dễ gặp họa lắm đó.

    4. Mất công vẽ lại mạch với cái BAX của Huntkey thì vẽ lại luôn với cái BAK của nó ấy. Con BAK ấy có lần khảo sát sóng sánh OK hơn BAK của bọn noname.

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    1. Lâu rồi ko nhớ kỹ, nhưng V1 hồi đó so sánh dương nên có bị nhiễu ở đường hồi dòng, phải dùng RC: 1K - tụ vài uF để lọc nhiễu, hàn dưới gầm mạch.

    Nếu có nhiễu thì cứ điều chỉnh mạch hồi tiếp RC ở chân 2 - 3, 15 - 3 trước để giảm gain sẽ giúp mạch điều chỉnh duty chạy ổn định hơn.

    2. Dùng LM358 (Input Offset Vol max: 3mV) thì có thể so sánh chuyển ngưỡng ở mức 300mA với shunt 10mR mà ko cần thêm khuếch đại. Nếu dùng shunt 22mR thì có thể chuyển ngưỡng ở mức 140mA, và dòng sạc tối đa khoảng 14A với shunt 5W. Khuếch đại thì đương nhiên là nó khuếch đại cả nhiễu lên rồi.

    Muốn chống nhiễu cho mạch so sánh thì đơn giản là dùng mạch so sánh trễ (Comparator Hysteresis). Nó sẽ có thêm lợi thế là chống sạc nhồi. VD như ngắt ở 0.3A, nhưng có thể cài đặt cho mức dò lên tới 1A mới chuyển chế độ sang sạc mạnh bằng cách điều chỉnh con điện trở hồi tiếp dương.

    Thanks bác đã góp ý.
    1. Vậy để em chuyển con điện trở shunt về gần chân mass. Em dùng loại shunt 0.01R/5W.


    2. Phần so sánh âm dùng OP LM393 như bác (Mạch V2 đầu luồng), Em thấy trên mạng có mạch khuếch đại âm điện áp từ shunt "multiple feedback low pass filter". Bác nào có thể thử nếu như muốn sạc hấp thụ dò dòng thấp cỡ vài trăm mA.


    Click image for larger version

Name:	Mutil feedback lowpass filter.png
Views:	2204
Size:	12.1 KB
ID:	1687459
    Thanks Bác!

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    1. Lâu rồi ko nhớ kỹ, nhưng V1 hồi đó so sánh dương nên có bị nhiễu ở đường hồi dòng, phải dùng RC: 1K - tụ vài uF để lọc nhiễu, hàn dưới gầm mạch.

    Nếu có nhiễu thì cứ điều chỉnh mạch hồi tiếp RC ở chân 2 - 3, 15 - 3 trước để giảm gain sẽ giúp mạch điều chỉnh duty chạy ổn định hơn.

    2. Dùng LM358 (Input Offset Vol max: 3mV) thì có thể so sánh chuyển ngưỡng ở mức 300mA với shunt 10mR mà ko cần thêm khuếch đại. Nếu dùng shunt 22mR thì có thể chuyển ngưỡng ở mức 140mA, và dòng sạc tối đa khoảng 14A với shunt 5W. Khuếch đại thì đương nhiên là nó khuếch đại cả nhiễu lên rồi.

    Muốn chống nhiễu cho mạch so sánh thì đơn giản là dùng mạch so sánh trễ (Comparator Hysteresis). Nó sẽ có thêm lợi thế là chống sạc nhồi. VD như ngắt ở 0.3A, nhưng có thể cài đặt cho mức dò lên tới 1A mới chuyển chế độ sang sạc mạnh bằng cách điều chỉnh con điện trở hồi tiếp dương.

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Mạng điện thoại em cùi quá post bị trùng. Xin lỗi admin.

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

thanhfdc Tìm hiểu thêm về thanhfdc

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X