Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cái LCD với modul I2C mới có mấy chục K, ông kiếm thêm cái gì nữa cho đủ khoảng 100K thì người ta ship COD về tận nhà cho ông, chứ lo gì. Cho phép mở ra kiểm tra hàng, hỏng hóc, ko đúng tiêu chuẩn có thể từ chối nhận hàng.

    Như mạch của Sơn hiện tại giờ đang dùng mấy VR, cho các đường lấy mẫu vậy. Hiện tại đang ngồi vẽ cái bo CS với cả biến dòng trên đầu ra AC có các biến trở cho đường IAC, VAC, VDC. Dự kiến dùng cho bo điều khiển hoàn chỉnh SMD.

    Phần shunt cầu H và phần shunt DC đang tính fix cứng bằng giá trị shunt. Vì shunt cầu H chỉ để bảo vệ. Shunt DC thì có lấy mẫu nhưng có thể dùng cố định với khoảng 2-3 con shunt 5mR, bán sẵn đầy rẫy trên mạng.

    Mà đăng sche cái keypad lên chưa ấy nhỉ.

    Comment


    • Vừa gởi pcb cho 2 bạn. Còn bạn havansony tìm chưa ra địa chỉ. Đang trên đường về post vài dòng báo tin. Chút về edit thêm.
      Edit:
      Bạn dinhthuong80 để test chạy ổn mình sẽ sửa lại code để nếu dò ko thấy chip nhớ rom 24c02 thì load các giá trị mặc định fix sẵn trong code để chạy. Lúc này có màn hình lcd hay ko có vẫn chạy ok. Do trước mình chưa nghĩ đến nên để mcu load ra từ chip rom mặc định, mà chíp rom mua mới hay cũ thì nội dung data load ra ko đúng cấu hình. Cho nên lần đầu tiên phải setup mới chạy. Sau này bản SMD mình sẽ fix chỗ này cho dễ dùng. Lần đầu tiên chạy sẽ load cấu hình mặc định để chạy đồng thời cập nhật nó vào chip rom 24cXX luôn mà ko cần bước setup. Chỉ khi muốn thay đổi cấu hình thì mới set lại.

      Bạn thanhfdc theo tính toán thì có thể fix phân áp cho các ngỏ vào ADC, nhưng e giá trị các điện trở khó phù hợp và sẽ có sai số nhất định về giá trị, cũng như ảnh hưởng của các yếu tố khác khi mạch chạy thực tế. Vì thế, ngoài VR chỉnh ac hồi tiếp, thì mình nghĩ ko cần VR nào nữa đặt lên pcb. Nhưng các phân áp hồi tiếp cho opamp khuếch đại dòng ac, dc, phân áp áp dc phải chọn đc r phân áp chính xác và thông dụng để fix. Còn để dễ dàng thì chơi VR luôn. Phần IAC dùng biến dòng thì chắc phải có VR rồi, vì khó để có bd tỉ lệ phù hợp. Nhưng nếu đã dùng bd thì nghĩa là bypass bộ khuếch đại, nên phải có jumper để chọn dùng vs bd hay Rsun nữa thì ok hơn. Phần khuếch đại dòng DC bạn cứ vẻ VR phân áp hồi tiếp âm opamp, để tiện chỉnh đúng dòng hiển thị với Rsun khác nhau luôn. Sau nếu có r có trị số thông dụng thì fix luôn, tương tự cho các vr khác. Chổ Rsun cầu h chỉ để bảo vệ thì cũng nên có VR để chỉnh mức tác động, mức tác động phải lớn hơn dòng cảnh báo quá tải resume IAC ra và phải ko vượt qua quá dòng chịu đựng thực tế của các lk cs. Khi chọn đc tri số phù hợp thì bỏ luôn vr này luôn.

      Theo ý mình khi vẽ bản SMD nếu đc bạn vẽ thêm bo driver dùng TLP250 đặt trên bo cs luôn. Để bo điều khiển gọn hơn và an toàn hơn vs cs lớn. Nếu dc mình sẽ chịu vẽ nguyên lý và các bác góp ý thêm.

      Ah quên. Mạch nguyên lý keypad mình vẽ xong rồi. Để mình vẽ thêm cái sơ đồ rom 24cXX nữa, đơn giản lắm. Tốt nhất lần đầu tiên các bác lấy 5 cái biến trở để phân áp cho mỗi phím keypad để dễ đề phòng phân áp chưa ok. Trừ phím start dùng zener fix lên bo rồi. Nhắc đến mới nhớ, hiện phím start/stop có mức phân áp là 1v trong code để mình test (theo phần cứng tk là zener 5v) Mà lại ko có zener 1v thông dụng. Thế mà mình lở đã nạp code 1v và gởi pcb cho các bác mất tiêu rồi. Nếu ko có zener 1v thì ko chơi chức năng on/off nguồn tự động dc với nút start/stop! Và cũng chưa viết mức phân áp cho keypad trong hướng dẫn nữa. Hi mình cập nhật cái này dễ nhưng code mcu cho các bác thì hơi căn vì các bác ko có mạch nạp.
      [ATTACH=CONFIG]n1689120[/ATTACH]
      Attached Files

      Comment


      • Không sao đâu, 1V thì mình có thể lấy phân áp từ 5V chuẩn mà (liệu 10% có được không nhỉ?) Chứ zenner dưới 5V đã không chuẩn mất rồi.

        Comment


        • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
          Không sao đâu, 1V thì mình có thể lấy phân áp từ 5V chuẩn mà (liệu 10% có được không nhỉ?) Chứ zenner dưới 5V đã không chuẩn mất rồi.
          Ko được bạn. Vì nút start/stop theo thiết kế mạch là nút nhấn cấp áp 12v trên bo cs rồi hạn dòng qua điện trở 22k rồi một nhánh ghim zenner 5v để adc key lấy mẫu. Đồng thời một nhánh kích cho van (có thể dùng bjt, mos, relay) mở cấp nguồn tạm thời cho MCU hoạt động thiết bị ON lên và tín hiệu chốt nguồn từ mcu giữ van vẫn mở cho dù nhã phím nhấn ra.

          Nếu bạn phân áp 1v bằng R vs áp 12v accu thì e rằng giá trị r hạn dòng phía trên kia phải khoảng 50k thì quá lớn và áp accu thì thay đổi nên ko đc. Mà nếu có zener 1v để vào thế zen 5v kia thì các phím khác ko hoạt động đc vì mức áp phân cực đều cao hơn 1v. Lắp zen 1v nếu chỉ sử dụng đơn thuần on/off thiết bị thôi.
          Tạm thời bạn phân cực chung cho tất cả các key là 5v và phân áp bằng điện trở hết nhé. Ko cần on off nguồn tự động cũng đc. Cấp nguồn thủ công vậy, và on/off spwm bo bằng nút 1v.
          Khởi động mềm 2-3s là nhanh quá. Chậm thì cangd an toàn miễn là ko quá chậm. Mình thấy 5-10s là hợp lí hơn mình để khoảng 5s.
          dinhthuong80 dinhthuong80 mình có tặng thêm cho bạn 1 con opamp rail to rail LT1078 tháo trong bo load cell đó nhé, để bạn test phần dò dòng.

          Comment


          • Ok bạn, mình hiểu rồi. Sốt ruột quá, hi vọng ngày mai bo sẽ tới.

            //Cảm ơn bạn đã tặng thêm linh kiện cho mình.
            Last edited by dinhthuong80; 10-08-2017, 13:09. Lý do: say thanks for the share

            Comment


            • Mạch nguyên lý keypad và mạch giao diện chip nhớ 24cXX vào I2C bus cùng với modu i2c-lcd kết nối với bo driver. Một số giá trị R trên bo driver có thể phải điều chỉnh. Và vài tụ lọc nguồn 5v cần tăng thêm giá trị. Mình sẽ update lại và gởi lên.

              Click image for larger version

Name:	key.jpg
Views:	755
Size:	43.3 KB
ID:	1689192
              Last edited by TP_Electro; 11-08-2017, 09:15. Lý do: Có nhầm line Vcc của chip rom mình sửa lại tí.

              Comment


              • Sao lại cứ đi rước khổ vào thân vậy. Đâu cần chính xác như VOM, mà nhiều con VOM dải rộng cũng còn chưa chính xác được nữa là.

                1. Ibat thì cứ cho nó đọc tới 150A đi. Shunt thì dùng 3 con 5mR tức là có giá trị 1.7mR, ta có rớt áp ở 150A là 0.255V. Khuếch đại lên 10 lần ta có 2.55V đưa vào ADC MCU. Như thế shunt cũng fix, hệ số KĐ cũng fix >> hệ số điện trở mạch KĐ cũng fix. Code cũng nhàn hơn, cứ cho 0-2.55V <> 0-150A. Với 0-5V thì mạch có thể đọc và hiển thị tới gần 300A rồi. Mà có thằng nào điên như mấy thằng khựa mới đi làm con IVT vượt quá tầm 150A.

                2. Vbat thì cho tới 500V tương ứng 5V vào ADC, thì cầu phân áp tỷ lệ 10:1, khai báo thông số cho hệ 12V thôi. Các hệ 24, 36, 48 thì X2, X3, X4 mấy cái thông số của hệ 12 lên. Khai báo bằng tay hoặc code cho MCU nó tự đọc điện áp Vbat, nằm trong khoảng của hệ nào thì tự nó nhân lên bằng ấy. Ko đúng khoảng thì báo lỗi ko cho chạy nữa là xong.

                Về cầu phân áp thì tự cái thằng thiết kế bo CS nó phải lo. Nó ko kiếm đc trở đúng tỷ lệ thì nó dùng VR hoặc chấp nhận sai số, còn chân vào ADC ông chỉ cần code 0-5V tương ứng với 0-500V.

                3. Shunt cầu H. Cũng như trên Vbat kia. Cứ lấy 1 mức áp cố định để code cho phần bảo vệ trễ. Như EGS chẳng hạn, nó lấy mức 0.5V cho bảo vệ trễ và 0.65V cho shutdown IR2110 khẩn cấp. Thằng làm 300W phải chọn shunt cho 300W, thằng làm 800W phải chọn shunt cho 800W sao cho phù hợp. Ko có thì nối phức hợp, ko thì VR... muốn làm kiểu gì thì làm.

                4. Phiên bản sau mình tách phần lấy mẫu dòng AC khỏi shunt cầu H sang CT ở đầu ra. Thiết kế lại cả bo driver cùng bo CS. Như thế việc bảo vệ và lấy mẫu độc lập nhau. Ko cần dùng KĐ dòng AC nên độ chính xác và ổn định đảm bảo hơn. CT thì chắc chắn có VR để điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ CT, cũng là để nâng cao độ chính xác phần đo kiểm dòng AC. Nên ông cứ code cố định 0-5V vào ADC tương ứng với 0-50A là được.

                5. SS 2 - 3s thôi. Như EGS nhìn cái đồng hồ kim mắc ở đầu ra AC chờ nó lên đã thấy sốt ruột. Tránh nhiều thiết bị nguồn xung ko có hoặc có nhưng bảo vệ thấp áp kém có thể gặp trục trặc hoặc hỏng hóc với việc áp lên quá chậm.

                6. Mạch driver thì cứ nhét hết IR, TLP lên. Nó cơ động và đơn giản hóa cũng như phân khối ra với bo CS, tiện cho thay đổi cấu hình, dễ sửa chữa. Thằng nào thích cơ động thì dùng chân cắm, thằng nào sợ lỏng thì hàn thẳng nó vào. Có 4 van cầu H, dòng peak chừng 1 - 2A thì cắm cũng OK. Tùy theo sở thích thôi. Để tới này mình sẽ vẽ thêm phiên bản dùng TLP250.

                7. Cái keypad sao ko code chọn lại mức áp cho dễ tìm trở mà lại chơi thông số trở oái oăm thế kia. Dùng trở 1% ấy.

                Comment


                • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                  Mạch nguyên lý keypad và mạch giao diện chip nhớ 24cXX vào I2C bus cùng với modu i2c-lcd kết nối với bo driver. Một số giá trị R trên bo driver có thể phải điều chỉnh. Và vài tụ lọc nguồn 5v cần tăng thêm giá trị. Mình sẽ update lại và gởi lên.
                  [ATTACH=CONFIG]n1689129[/ATTACH]
                  Mình chưa hiểu lắm về các nút lệnh này. Có phải chân vào bộ xử lí có một tổng trở xác định, và với các R ở các nút bấm, khi ấy sẽ thành cầu phân áp, khi bấm sẽ có một điện áp xác định đưa vào chân bộ xử lí và nó theo mức áp đó để thực hiện lệnh, phải không bạn?

                  Comment


                  • Thì dạng như thế, loại nút lệnh như thế này có 1 số màn hình CRT cũ cũng hay xử dụng. Lâu năm trở kháng điện trở bị thay đổi sẽ ko nhận lệnh. Mình dùng ít thì như thế cũng đc, cái chính là MCU ko còn nhiều chân để lập ma trận phím, nếu dùng phương án khác thì lại phải thêm IC.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                      Sao lại cứ đi rước khổ vào thân vậy. Đâu cần chính xác như VOM, mà nhiều con VOM dải rộng cũng còn chưa chính xác được nữa là.

                      1. Ibat thì cứ cho nó đọc tới 150A đi. Shunt thì dùng 3 con 5mR tức là có giá trị 1.7mR, ta có rớt áp ở 150A là 0.255V. Khuếch đại lên 10 lần ta có 2.55V đưa vào ADC MCU. Như thế shunt cũng fix, hệ số KĐ cũng fix >> hệ số điện trở mạch KĐ cũng fix. Code cũng nhàn hơn, cứ cho 0-2.55V <> 0-150A. Với 0-5V thì mạch có thể đọc và hiển thị tới gần 300A rồi. Mà có thằng nào điên như mấy thằng khựa mới đi làm con IVT vượt quá tầm 150A.

                      2. Vbat thì cho tới 500V tương ứng 5V vào ADC, thì cầu phân áp tỷ lệ 10:1, khai báo thông số cho hệ 12V thôi. Các hệ 24, 36, 48 thì X2, X3, X4 mấy cái thông số của hệ 12 lên. Khai báo bằng tay hoặc code cho MCU nó tự đọc điện áp Vbat, nằm trong khoảng của hệ nào thì tự nó nhân lên bằng ấy. Ko đúng khoảng thì báo lỗi ko cho chạy nữa là xong.

                      Về cầu phân áp thì tự cái thằng thiết kế bo CS nó phải lo. Nó ko kiếm đc trở đúng tỷ lệ thì nó dùng VR hoặc chấp nhận sai số, còn chân vào ADC ông chỉ cần code 0-5V tương ứng với 0-500V.

                      3. Shunt cầu H. Cũng như trên Vbat kia. Cứ lấy 1 mức áp cố định để code cho phần bảo vệ trễ. Như EGS chẳng hạn, nó lấy mức 0.5V cho bảo vệ trễ và 0.65V cho shutdown IR2110 khẩn cấp. Thằng làm 300W phải chọn shunt cho 300W, thằng làm 800W phải chọn shunt cho 800W sao cho phù hợp. Ko có thì nối phức hợp, ko thì VR... muốn làm kiểu gì thì làm.

                      4. Phiên bản sau mình tách phần lấy mẫu dòng AC khỏi shunt cầu H sang CT ở đầu ra. Thiết kế lại cả bo driver cùng bo CS. Như thế việc bảo vệ và lấy mẫu độc lập nhau. Ko cần dùng KĐ dòng AC nên độ chính xác và ổn định đảm bảo hơn. CT thì chắc chắn có VR để điều chỉnh cho phù hợp với tỷ lệ CT, cũng là để nâng cao độ chính xác phần đo kiểm dòng AC. Nên ông cứ code cố định 0-5V vào ADC tương ứng với 0-50A là được.

                      5. SS 2 - 3s thôi. Như EGS nhìn cái đồng hồ kim mắc ở đầu ra AC chờ nó lên đã thấy sốt ruột. Tránh nhiều thiết bị nguồn xung ko có hoặc có nhưng bảo vệ thấp áp kém có thể gặp trục trặc hoặc hỏng hóc với việc áp lên quá chậm.

                      6. Mạch driver thì cứ nhét hết IR, TLP lên. Nó cơ động và đơn giản hóa cũng như phân khối ra với bo CS, tiện cho thay đổi cấu hình, dễ sửa chữa. Thằng nào thích cơ động thì dùng chân cắm, thằng nào sợ lỏng thì hàn thẳng nó vào. Có 4 van cầu H, dòng peak chừng 1 - 2A thì cắm cũng OK. Tùy theo sở thích thôi. Để tới này mình sẽ vẽ thêm phiên bản dùng TLP250.

                      7. Cái keypad sao ko code chọn lại mức áp cho dễ tìm trở mà lại chơi thông số trở oái oăm thế kia. Dùng trở 1% ấy.
                      Mấy mục đo dòng và áp mà bác đề cập hoàn toàn hợp lí, nếu mình fix mức áp mẫu cho mỗi bậc là áp tham chiếu Vrf 5V của bộ ADC (cũng là VDD của MCU). Còn thực tế, hiện tại trong code mình đang chọn tự động nhận diện áp tham chiếu Vrf trên. Nên ko biết chính xác được 1 bậc ADC tương đương với bao nhiêu volt trong 1 giải VDD 2.7v đến 5.5V. Nếu fix 5V thì ta có 1 bậc ADC = 5v/4095 = 0.0012210012210012 volt. 4095 bậc là độ phân giải tối đa của bộ adc. Cho nên theo cách của bạn minhf sẽ sửa lại cứ 0.1A thì tương đương 3 bậc adc, dòng max là 136.5A và mình sẽ chỉnh tính hệ số khuếch đại hoặc chỉnh mù theo VR. Như vậy sẽ chính xác hơn tí. Phạm vi đo nhỏ hơn trước.

                      Giờ mình sẽ chỉnh sửa tí. Lấy dòng max là 102A, dòng min 0.1A, mỗi 0,1A tương đương 4 bậc adc. Vậy cho đơn giản mình không dựa theo bậc áp để nhân nữa. Cứ có áp vào adc phát hiện ra là nó hiển thị 0.1A. như thế chọn Rsun bao nhiêu tùy các bác, và phải có VR cân chỉnh cho đúng với Rsun khác nhau và VDD khác nhau. Tương tự cho dòng ac nhưng phạm vi max min hẹp lại để tăng độ chính xác.

                      Áp DC và AC thì mình nên giữ nguyên vì ACCU hệ 12v, 24v ..500v.. hay bao nhiêu volt là tùy các bác settup trong phần Config kia rồi.

                      Về phân áp keypad mình có làm tròn đó bạn. Do mình lập bảng excel tính ngược từ áp ra điện trở nên hơi lẽ tí. Vì mình chọn áp trước để khoảng cách phân áp các phím cách xa nhau tí nhằm chống hiểu sai lệnh.

                      Về mấy mục khác bạn nói mình nhất trí. Làm sao đưa chân 17 laị gần chân 1 được mà vẫn còn tương thích với chân bo 002 bác nhỉ. Mình gởi lại sơ đồ nguyên lí update. Ko biết có sai sót, chưa ổn chổ nào nữa không.

                      Còn phiên bảng TLP250 mình up sau.


                      Cập nhât lại sơ đồ mạch bo driver
                      Trong file có file liêt kê chọn R phân áp hồi tiếp âm khuếch đại dòng nhé các bác. Rsun chọn 1.7mR như bạn thanhfdc đã đề cập nhé.

                      Click image for larger version

Name:	MH_N76E003_PWM_IRF2110.jpg
Views:	829
Size:	111.0 KB
ID:	1689198




                      Comment


                      • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                        Thì dạng như thế, loại nút lệnh như thế này có 1 số màn hình CRT cũ cũng hay xử dụng. Lâu năm trở kháng điện trở bị thay đổi sẽ ko nhận lệnh. Mình dùng ít thì như thế cũng đc, cái chính là MCU ko còn nhiều chân để lập ma trận phím, nếu dùng phương án khác thì lại phải thêm IC.
                        dinhthuong80 đúng đó bạn và cũng như bạn Thành giải thích. Nó dò theo mức áp để nhận lệnh.

                        thanhfdc nếu mình dùng thêm module I2C giống như cho lcd để dùng cho keypad cũng ok bạn. Tránh đc sai lệnh do hỏng nút tiếp xúc ko tốt hoặc thêm 1 con mcu 7k này. Nhưng lại tốn thêm $. Nếu chuyển keypad qua bus i2c thì lấy chân đó điều khiển quạt làm mát.

                        Comment


                        • Sao phải đưa chân 17 sd 3525 lại chân 1 làm gì. Nếu đặt nó trước chân 1 thì cũng vẫn tương thích egs thôi. Gọi nó là chân 0. Ha... Ha...

                          Mạch bảo vệ ko sửa lại ah. Thế kia thì có phân 2 mức bảo vệ với resume đc ko. Mạch lọc rc và bảo vệ phải đưa lên trước IC KĐ chứ. Để thế kia thì nó KĐ cả nhiễu lên, khi đó lọc khó hơn.

                          Để ưu tiên hàng VN nhà mình thì mình định bỏ chân NTC, dùng chân đó cho IAC từ CT. Phần NTC của mạch sẽ có jump cắm khác trên bo. Ông nào dùng EGS thì phải chấp nhận bỏ 2 chân NTC với quạt. Tuy nhiên mạch vẫn sẽ chạy bình thường với quạt chạy từ nguồn 12V với cảm biến nhiệt điều tốc.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                            Sao phải đưa chân 17 sd 3525 lại chân 1 làm gì. Nếu đặt nó trước chân 1 thì cũng vẫn tương thích egs thôi. Gọi nó là chân 0. Ha... Ha...

                            Mạch bảo vệ ko sửa lại ah. Thế kia thì có phân 2 mức bảo vệ với resume đc ko. Mạch lọc rc và bảo vệ phải đưa lên trước IC KĐ chứ. Để thế kia thì nó KĐ cả nhiễu lên, khi đó lọc khó hơn.

                            Để ưu tiên hàng VN nhà mình thì mình định bỏ chân NTC, dùng chân đó cho IAC từ CT. Phần NTC của mạch sẽ có jump cắm khác trên bo. Ông nào dùng EGS thì phải chấp nhận bỏ 2 chân NTC với quạt. Tuy nhiên mạch vẫn sẽ chạy bình thường với quạt chạy từ nguồn 12V với cảm biến nhiệt điều tốc.
                            Đưa chân 17 lạ gần chân 1 là vì để nếu có bác nào ko dùng CT thì nối lại với nhau cho tiện thôi.
                            Mạch bảo vệ mình đã sửa và lượt bớt lk mà. Hai tín hiệu: off driver kích hoạt sớm hơn Fault Brake tí. Nhưng giờ nghĩ lại thấy vẽ thế có nguy cơ lỗi liên hoàn, nếu trường hợp bộ opamp U2A bị lỗi do đó sẽ ko kích hoạt đc cả 2 tín hiệu bảo vệ. Mình sẽ sửa lại nối chân 6 trực tiếp vào chân 3 lm393. Cả 2 sẽ đc kích hoạt cùng lúc nếu áp tăng lên 0.65v. Và nếu 1 bộ opam nào hỏng thì cũng còn bộ kia kích hoạt dc.

                            Cả 2 tín hiệu trên chỉ để bảo vệ. Một thụ động qua ir2110 và 1 chủ động qua MCU ngắt pwm ra. Còn tín hiệu resume đc lấy từ adc do dòng ac trên mức quá tải là mức cutoff mà chưa làm dòng cầu H tăng đến mức 2 tín hiệu bảo vệ nói trên bị kích hoạt. Mức công suất bị resume các bác có thể tự setup miễn sao trong khả năng chịu đựng của 2 tín hiệu bảo vệ trên.

                            Ah. Còn bạn nói lọc rc và zener bảo vệ sau opamp hả. Tụ đó là tụ dập nhiễu đặt ngay sát chân adc. Zener mình đăt đó lúc trước chỉ nghĩ bảo vệ cho mcu và r là để hạn dòng để bảo vệ zener. Phía trước opamp đã có lọc rc đó mà. Tụ c thì ngay ngỏ vào opamp còn r chính là các r phân áp trên bo cs ấy mà. Để mình sửa lại, đưa zener ra trước opamp và loại bỏ r đệm dòng kia.
                            Còn bác nào muốn điều khiển ji nữa thì chỉ cần thêm cái module i2c là có khối chân để xài.

                            Comment


                            • Chắc mình không dám theo phiên bản TLP250 vì... con này mắc mà tới 4 con lận!!!

                              Mình nghĩ cầu H thông dụng dùng IRF740, 840, 12N50, 20N60,... với Spwm dưới 30kHz thì dùng con TLP251 400mA được rồi, nó rẻ và nhanh hơn TLP250 chút xíu và dễ kiếm trong biến tần hư.

                              Về 7805, chạy cả LCD nữa, vậy là phải phang con TO-220 với cái tản nhiệt rồi, không biết đủ chỗ trên bo không.

                              // bản siêu nhỏ thiết kế SMD1206 được không các bạn, vì SMD0805 thấy con chíp nhỏ quá, sợ khó hàn, tậu bộ máy hàn 4-7tr thì tốn kém quá!!!

                              Comment


                              • TLP250 nó đắt nhưng cũng đâu đắt lắm. Mà tiền nào của nấy là xứng đáng bạn ah. Nó nồi đồng cối đá lắm mà lại an toàn cho bộ điều khiển mcu và lại có thể điều khiển cách li, dùng cho cs lớn phù hợp.
                                Mình dùng ic ổn áp nhỏ LT1121 về cơ bản nó ko nóng áp chỉ hơi sụt khoảng 9mV khi ON so với OFF. 78L05 chưa thử. Sụt thế thì ko đáng kể nhưng ảnh hưởng đến adc sai lệch tí chút. Ko biết ghép thêm con nhỏ nữa cho riêng mcu dc ko, gọn hơn 1 con lớn ko.
                                Ủa. Mà TLP251 mà f lớn hơn 250 sao. Mình nhớ Ton/Toff nó lớn hơn mà.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X