Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mình vẽ mạch DIP nên tụ đó tụ dán ko dùng được bác. Ở đây mình lo là ko đc nạp bù nó khó đủ năng lượng lái mos trong 10ms kia bác. Chứ ko phải sợ hỏng nó đâu.

    Comment


    • Phần đo áp hồi tiếp AC nên lấy AC1, AC2 qua trở rồi mới qua diode. Cái này là vấn đề an toàn khi layout PCB driver thôi.

      Phần khối on/off thì ko hiểu Sơn định kết nối với driver DC-DC như thế nào, contact on/off nằm ở đâu. Nếu vẫn theo đuổi kiểu khởi động mềm từ VĐK, điều khiển cả phần DC-DC thì khi thiết kế sang cách ly DC-DC với DC-AC hoàn toàn thì sẽ phải dùng nguồn cấp trước flyback để cấp nguồn cho mạch. Bù lại có thể nâng cấp chế độ ngủ đông khi ko tải cho thiết bị.

      Phần bảo vệ cầu H cũng ko hiểu ý đồ của bạn luôn. Vì thấy chân 7 i_protect LM393 chỉ ở 2 ngưỡng ~0V và ~0.8V. Tụ C10 với ý đồ giữ chậm lúc khởi động cũng như tụ lọc i_acin C12 sẽ làm chậm đáp ứng của mạch bảo vệ cầu H xuống. Giả như chạm tải xảy ra trước khi bật IVT, thì đến khi bật IVT, bộ MOS cầu H khó mà sống nổi.

      Comment


      • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết

        Bác đo bằng tool gì thế ? Mấy cái thông số kia là ji vậy?. đúng có thể do lọc bác ko tốt. của mình soi thấy ko có nhiễu. Tín hiệu avr i như bác nói. nhưng mình còn đang ngại con tụ BT có chịu nổi 10ms khi ko đc nạp bù ko biết.

        ​Cái mạch emi của bác gởi cho mình luôn mình ghép luôn nhé.
        Mình đo bằng máy test tăng phô điện tử, sin đẹp không là ở thông số THDU ( sin lí tưởng là 0%). CFv= voltage crestfactor-hệ số dợn sóng áp.

        Cuộn EMI kích thước như hình vẽ.
        Attached Files

        Comment


        • dinhthuong80 đã chỉnh được chế độ off cho mạch chưa? Bạn có dùng con 0.1R/1W chỗ trở shunt như bác TP hướng dẫn ko?

          Comment


          • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết

            Ông Thường có biết nguyên lý hoạt động của mạch bootstrap như thế nào ko vậy.
            Thì mình hiểu là khi fet thấp dẫn thì tụ BT sẽ được nạp đầy điện từ Vcc thông qua diode, vì thế áp trên tụ BT luôn là Vcc-0.7V, đồng thời khi kích fet cao thì biên độ xung kích Vmax sẽ là Vcc-0.7V và biên độ này sẽ luôn giảm theo thời gian vì nó là áp tụ khi xả.

            Khác với xung kích fet thấp, Vmax=Vcc và không đổi suốt quá trình kích dẫn. Như vậy có phải là fet cao sẽ dẫn không tích cực bằng fet thấp và dễ nóng hơn không?

            Thực tế mình thấy với mạch MCU W79E2051 của bạn Tp kích cả 4 fet thì 2 fet cao áp rất nóng hơn 2fet còn lại, thế nên mình mới ý kiến như thế ( thằng EGS nó cũng kích sin 2 fet thấp)

            Comment


            • Nguyên văn bởi Nguyenson318 Xem bài viết
              dinhthuong80 đã chỉnh được chế độ off cho mạch chưa? Bạn có dùng con 0.1R/1W chỗ trở shunt như bác TP hướng dẫn ko?
              Mình dùng shunt 0.33 ôm, tạm lấy chân 3MCU để điều khiển SG3525. Kết quả là khi đang on mà bấm giữ 3s để off thì cả DC và AC đều ngắt cùng lúc, sau đó bấp giữ tiếp công tắc để on lại thì DC-DC sẽ hoạt động trước, nhả nút nhấn thì DC-AC sẽ chạy và cho áp ra. Dù sao như vậy cũng an toàn hơn hiện tại, thử chập mạch tạm ổn.

              Comment


              • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                Mình vẽ mạch DIP nên tụ đó tụ dán ko dùng được bác. Ở đây mình lo là ko đc nạp bù nó khó đủ năng lượng lái mos trong 10ms kia bác. Chứ ko phải sợ hỏng nó đâu.
                Mình tính sơ sơ thì nếu tụ BT=47uF sẽ cấp được dòng kích fet I=1.4A trong 10ms với áp Vcc=12.7V và biên độ xung kích sẽ giảm từ 12V xuống còn 9v.

                Dùng chíp tụ sẽ OK hơn, dù DIP vẫn được, mình sẽ hàn chân vào chíp rồi cắm vào bo. Thằng EGS Tàu nó dùng chíp 10uF làm tụ BT đó.

                Comment


                • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                  Mình dùng shunt 0.33 ôm, tạm lấy chân 3MCU để điều khiển SG3525. Kết quả là khi đang on mà bấm giữ 3s để off thì cả DC và AC đều ngắt cùng lúc, sau đó bấp giữ tiếp công tắc để on lại thì DC-DC sẽ hoạt động trước, nhả nút nhấn thì DC-AC sẽ chạy và cho áp ra. Dù sao như vậy cũng an toàn hơn hiện tại, thử chập mạch tạm ổn.
                  Bạn hướng dẫn cách nối chân 3 của MCU và các thông số linh kiện liên quan đến trở Shunt 0.33, cũng như cách cân chỉnh mạch bảo vệ khi chập mạch đầu ra AC.
                  Mình đang dùng Shunt 0.05 như vậy có nhỏ quá ko? Thanks

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                    Phần đo áp hồi tiếp AC nên lấy AC1, AC2 qua trở rồi mới qua diode. Cái này là vấn đề an toàn khi layout PCB driver thôi.

                    Phần khối on/off thì ko hiểu Sơn định kết nối với driver DC-DC như thế nào, contact on/off nằm ở đâu. Nếu vẫn theo đuổi kiểu khởi động mềm từ VĐK, điều khiển cả phần DC-DC thì khi thiết kế sang cách ly DC-DC với DC-AC hoàn toàn thì sẽ phải dùng nguồn cấp trước flyback để cấp nguồn cho mạch. Bù lại có thể nâng cấp chế độ ngủ đông khi ko tải cho thiết bị.

                    Phần bảo vệ cầu H cũng ko hiểu ý đồ của bạn luôn. Vì thấy chân 7 i_protect LM393 chỉ ở 2 ngưỡng ~0V và ~0.8V. Tụ C10 với ý đồ giữ chậm lúc khởi động cũng như tụ lọc i_acin C12 sẽ làm chậm đáp ứng của mạch bảo vệ cầu H xuống. Giả như chạm tải xảy ra trước khi bật IVT, thì đến khi bật IVT, bộ MOS cầu H khó mà sống nổi.
                    Phần đo áp hồi tiếp mình chừa dự phòng AC1,AC2 nhưng chưa nối vào connector nào, chỉ nối đường VFB thôi. Mạch giảm dòng (điện trở 1M kia và diode có thể đặt ở bo cs) ở đây mình vẽ 2 R 1M luôn mà.

                    Khối on/ff tạm thời chân 1 - J1 là dự phòng vì mcu thiếu chân. Điều khiển Dc-ac bằng cách off nguồn toàn mạch. Chân 3-J1 là chân chốt B772 cấp cho mạch dk dc-dc và cả ac. chân 2-J2 là chân điều khiển nguồn bằng sw trên bo cs. Khi cấp áp vào chân này con Q2 dẫn kích hoạt con b772 đk nguồn trên bo cs, nguồn được cấp cho toàn mạch. Đồng thời lúc này điểm start/stop có mức cao kích hoạt mcu đưa chân Powerctr lên cao để chốt Q2 dẫn( bình thường off chân powerctr thấp). đến đây mình có thể nhả nút sw khởi động trên bo cs thì nguồn vẫn được cấp liên tục. Nếu chưa đến bước mcu chốt mà nhả sw thì thiêta bị mất nguồn và vẫn off. Thời gian chốt nhanh hay chậm so mình lập trình. Bác cũng có thể dùng cách cấp nguồn cưởng bức khi ráp cách li kiểu bác đó.

                    Phần bảo vệ, chắc bác xem chưa kĩ. Ở trạng thái bình thường chân 3 lm393 luôn thấp hơn áp zenner nên chân 1 luôn mức 0. Chân 6 nối với chân 1 nên cũng luôn thấp hơn áp zen nên chân 7 luôn cao. Khi có tín hiệu bảo vệ kích vào chân 3 cao hơn áp zenner thì các chân 1,7 đảo trạng thái và được chốt giữ luôn nhờ D4. U2B là mạch hysteresis giống kiểu triger-schmitt. Thực ra đưa đường tín hiệu chân 7 active mức thấp luôn với như chân 1, nhưng thấy dư dư 1/2 opam nên đưa vào đây luôn.

                    Tụ C10 nhằm tránh mạch bảo vệ kích hoạt khi nguồn chưa ổn định làm mạch ko khởi động được. C10 ko ảnh hưởng gì đến bảo vệ đâu bác, vì chọn giá trị tụ đủ ngăn tự kích mạch bảo vệ khi cấp nguồn, Thòi gian này MCU chưa cho phép mạch hoạt động vì nguồn DC-DC và cả HV, VCC chưa ổn định.

                    Tụ C12 nhằm mục đích sang phẳng bớt áp xung rơi trên Rsun. Đúng là có làm chậm đi chút ít sự cảm nhận của mạch bảo vệ khi nó bắt đầu nạp, nhưng theo thực nghiệm mình áp dụng cho các mạch từ lúc vừa chân ước chân ráo học hỏi các bác đến giờ, mạch bảo vệ luôn hoàn hảo. Nó rất nhạy, mình dùng Rsun từ 0.22 - 0.1. Nhiều lúc nó nhạy quá mình tăng lên đến 100uF luôn đó bác. Nhưng con diode 3 là Her205 chứ ko phải 4148. mấy lần cúp điện bật lên mà quên ngắt CP chính, hay quên ngắt máy bơm, tủ lạnh mà mạch bảo vệ vẫn hoạt động ok bác.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi Nguyenson318 Xem bài viết
                      Bạn hướng dẫn cách nối chân 3 của MCU và các thông số linh kiện liên quan đến trở Shunt 0.33, cũng như cách cân chỉnh mạch bảo vệ khi chập mạch đầu ra AC.
                      Mình đang dùng Shunt 0.05 như vậy có nhỏ quá ko? Thanks
                      Ko cần nối chi cho rờm rà dây nhợ, nếu bạn muốn mình chỉnh lại phần mềm chân đk SG3520 cho giống với chân led xanh là ok.

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi Nguyenson318 Xem bài viết
                        Bạn hướng dẫn cách nối chân 3 của MCU và các thông số linh kiện liên quan đến trở Shunt 0.33, cũng như cách cân chỉnh mạch bảo vệ khi chập mạch đầu ra AC.
                        Mình đang dùng Shunt 0.05 như vậy có nhỏ quá ko? Thanks
                        Shunt 0.05ôm thì hơi bé, dòng cỡ gần chục A. Bạn chỉ thay R cỡ 0.1-0.33 ôm rồi chỉnh VR 10k phía trên. Lúc đầu vặn hết về phía diode 4148 ( phía dưới mạch) sau đó nhấn giữ c tắc để tắt AC out. Tiếp theo nhấn c tắc để mở AC out (gắn tải max để chỉnh dòng max). Mạch sẽ báo quá tải. Lúc này bạn vặn Vr 10k lên rồi lại nhấn c tắc. cứ thế đến khi nào mạch mở nguồn AC out là được.Lưu ý: vẫn có lúc chết fet như chơi chứ không đảm bảo 100% như của bạn Tp đâu nhé!

                        (Mạch mình con tụ cỗ Zener 5.1V mình gắn có 0.1uF thôi)

                        //Xin lỗi bạn Tp nhé, vì tự ý chỉnh mạch của bạn!!!
                        Attached Files

                        Comment


                        • Ừ, bạn Tp-Electro lập trình sao cho giữ nút nhấn trong vòng 2-3s thôi nhé, chứ 4-5s như hiện tại thì thấy lâu quá!!!

                          Phần khối nguồn các bạn xem có nên cho thêm con diode như hình dưới không nhé, vì khi tải lớn gây sụt áp nguồn dù dàn tụ lọc có lớn ( xung nhiễu), nếu có diode này thì áp cấp cho mạch điều khiển sẽ ổn định hơn, không bị sụt theo nguồn. TG nó cũng làm như vậy đấy.
                          Attached Files

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                            Ko cần nối chi cho rờm rà dây nhợ, nếu bạn muốn mình chỉnh lại phần mềm chân đk SG3520 cho giống với chân led xanh là ok.
                            Vậy bác chỉnh code rồi đưa lên để anh em nạp lại. Cảm ơn bác Sơn và bác Thường.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                              Ừ, bạn Tp-Electro lập trình sao cho giữ nút nhấn trong vòng 2-3s thôi nhé, chứ 4-5s như hiện tại thì thấy lâu quá!!!

                              Phần khối nguồn các bạn xem có nên cho thêm con diode như hình dưới không nhé, vì khi tải lớn gây sụt áp nguồn dù dàn tụ lọc có lớn ( xung nhiễu), nếu có diode này thì áp cấp cho mạch điều khiển sẽ ổn định hơn, không bị sụt theo nguồn. TG nó cũng làm như vậy đấy.
                              Con B772 bạn vẽ sai rồi, chân E nối 12V accu, chân C nối với Input 7812. santak nó nối tiếp 1 diode với chân C bạn à. mục đích của nó chắc là chống xốc cho con 772 thôi. Con 773 chịu được 3A, Với mạch đk không và driver cho cầu H ko thì cũng ok, Phần DC-DC có totem riêng rồi. Vì khi soi thấy áp vẫn ổn định ko nhấp nhô gì.

                              Firmware đã sửa giống chân 17 với chân 3.
                              Attached Files

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                                Con B772 bạn vẽ sai rồi, chân E nối 12V accu, chân C nối với Input 7812. santak nó nối tiếp 1 diode với chân C bạn à. mục đích của nó chắc là chống xốc cho con 772 thôi. Con 773 chịu được 3A, Với mạch đk không và driver cho cầu H ko thì cũng ok, Phần DC-DC có totem riêng rồi. Vì khi soi thấy áp vẫn ổn định ko nhấp nhô gì.

                                Firmware đã sửa giống chân 17 với chân 3.
                                Thanks bác. Vậy có còn phải nối diode 4148 vào chân con R5 như bác hướng dẫn ở mấy bài trước không?

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X