Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Fet chết thường bị thông GS và/ hoặc GD nên hay bị chết IR là vậy. Còn về tụ lọc HV thì dễ khắc phục bằng cách tính tụ vừa đủ hoặc hơn tí cho công suất max là được, an toàn lại lợi cho diode chỉnh lưu chứ các bác lấy tới hàng trăm uF với trên 30kHz/ 3A là quá lớn.

    Zen gim chân 1EGS 1W cũng chả ăn thua vì khi sự cố dòng cực lớn, vì mình từng hư mấy con 1W/5V1 dù shunt có 0.25 Ohm. Nếu thiết kế được cầu chì điện tử cho HVdc như sạc 3 gđ thì ngon chứ thực tế mình dùng fuse 1-2A mà fet 10A chết cả chục con mà nó không thèm đứt( vì thời gian quá ngắn để chảy)

    Comment


    • thì rõ là vấn đề egs thiết kế kém rồi còn chi? bác thành nói là zener cộng với trở be bé bảo vệ chân 1? nếu cẩn thận mua con tvz loại vài volt chơi cho sướng. nhưng mình nghĩ hiếm khi nó chết kiểu đó. nó chết kiểu khác cơ. mình từng gặp trương hợp nổ cầu chì HV 1a, không chết fet, chết zener 4,7v/1w. egs không sao. nên mình nghĩ là cách này ok. nhưng nó chết fet bên 50 hz mới oái ăm kìa
      LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

      Comment


      • bọn biến tần nó chỉ dùng cảm biến dòng trung bình nhưng chập tải ầm ầm chả sao. simens hẳn hoi. còn mình ở đây dùng hẳn cảm biến dòng trong từng chu kỳ pwm, nghĩa là bảo vệ trong thời gian vài trăm nano giây.như vậy thì nó rất nhạy rồi còn gì.
        LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

        Comment


        • Vụ này mình nghĩ tùy thuộc thời gian đáp ứng của mạch, và nhất là vi xử lí. Biến tần chắc nó dùng kiểu như máy hàn xung, áp từ biến dòng chỉnh lưu trực tiếp đi vào chân khiển của MCU để ngắt mạch, còn ở đây áp mẫu từ shunt phải đi vòng vo qua bộ so sánh mất tí thời gian rồi mới vào IR và MCU nên có thể tăng thời gian đáp ứng trong khi fet có độ trễ nữa nên mới dễ bùm...

          Comment


          • Chết MOS cầu H mình nghĩ cũng do nhiều nguyên nhân: Layout mình kém, MOS kém, tiếp xúc chân cắm kém, ko có snubber cho MOS cầu H... mấy cái gộp lại làm xấu xung lái >> trùng dẫn >> chết.

            Có 1 vấn đề ko biết liên quan thế nào với việc chết MOS hay ko, là ngay khi mới bật IVT, EGS sẽ chạy soft-start. Nhưng ở ngay điểm sóng đầu tiên bắt đầu quá trình s-s của nó thì cả 4 kênh đều khởi động bằng dạng sóng vuông 50hz.

            ​Và cũng có thể do nó dùng deadtime mềm nên độ tin cậy ko cao so với deatime cứng được.

            EGS thiết kế thực của nó bỏ nối chân 6 SPWMEN với LM393, nhưng vẫn có 2 cấp bảo vệ.

            1 cấp chậm do VĐK xử lý là dùng chân 14 IFB của EG8010 lấy từ chân IFB của board qua mắt lọc RC về. Mức áp báo quá dòng là 0.5V peak, độ trễ 600ms.

            1 cấp nhanh hơn chạy ở ngưỡng cao hơn 0.65V, có hiệu lực ngay và luôn là LM393 shutdown IR2110S.

            Comment


            • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
              Mạch WT79E2051 nó cứ kêu thế này hơi khó chịu... Khi accu từ 12.04V trở xuống thì hết kêu (xin xem video, tải dây tóc 75W)
              https://youtu.be/ZGLTfinUdJ0

              //có thể nào do mình thiếu, không gắn con VR 5K trên bo MCU mà chỉ gắn con trở 5k từ chân số 1 và chân giữa tại vị trí biến trở này nên nó kêu không nhỉ?
              Đúng thế. Nếu bạn muốn bỏ tính năng cảnh báo quá tải (đay là cảnh báo quá tải ko phải cảnh báo áp accu bạn nhé) thì bỏ VR1 (5k) đi và nối jump chân 2,3 của nó lại. Miễn sao chân 7 MCU luôn cao là đc.

              Comment


              • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                Đúng thế. Nếu bạn muốn bỏ tính năng cảnh báo quá tải (đay là cảnh báo quá tải ko phải cảnh báo áp accu bạn nhé) thì bỏ VR1 (5k) đi và nối jump chân 2,3 của nó lại. Miễn sao chân 7 MCU luôn cao là đc.
                Thì ra là thế! Cảm ơn bạn.

                Comment


                • Mình muốn tăng hiệu suất mạch và đã thử tải 100W thì thấy khi dùng đầu ra 57T hiệu suất cao hơn 60T tới 7-8% (87% so với 79-80%, BAX 2x2T/57-60T) nên dự định dùng một trong 2 mạch sau để đóng ngắt rơle.

                  Theo các bạn nên dùng mạch nào hay hơn nhỉ: mạch 1 thì bất chấp tải và áp accu, áp ra dưới 205Vac sẽ chuyển sang cuộn 60T, nhưng sau đó thì cứ giữ đầu ra là cuộn 60T dù ngắt tải hay tải nhỏ hơn, áp cuộn 57T vẫn đạt. Mạch 2 thì khi tải 1A trở lên, khoảng 220W mới dùng cuộn 60T, khi đó dù áp accu đã giảm, áp ra xuống quá thấp mà tải dưới 1A nó cũng chẳng chuyển qua cuộn 60T. Chắc phải dùng 2 con so sánh để kết hợp 2 dạng mạch này quá, như thế cũng hơi phức tạp!
                  Attached Files

                  Comment


                  • Chán PWM rồi ah.

                    Dùng 1 con TL431 cho nó gọn. Trong đó có tích hợp bộ dò sai với Vref 2.5V rồi.

                    Lấy áp ở cuộn 57T nắn đơn, lọc tụ >> phân áp >> đưa vào 431 so sánh. Nên đệm thêm trans kích relay. Áp cuộn này sụt thì 431 ngắt, áp cuộn này cao thì 431 thông. Cần cách ly thì cho con opto vào giữa con 431 với con trans.

                    Lắp 431 với 1 con trans PNP thì nếu cần sẽ có cả hồi tiếp dương tạo trễ để ổn định ngưỡng so sánh, tránh đc tình trạng relay đóng cắt lạch cạch liên tục.

                    Thế thôi chứ làm gì loằng ngoằng, phức tạp ra.

                    Comment


                    • đúng rồi. p-p muốn hiệu suất cao phải cho sóng pwm giãn tối đa. thời gian giữa 2 xung liên tiếp càng rộng càng tốt... khoảng 1-3us. hoặc là cho snuber ép van đóng ngay lại khi ngắt xung. không cho nó loằng ngoằng. tuy vậy hao phí trên snuber vẫn tốt hơn là đốt cháy trên van và nướng bánh trên tản nhiệt.
                      LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                      Comment


                      • Vấn đề này hơi khúc mắc ở chỗ sau: khi bật công tắc khởi động trong 2s thì chưa có áp AC, TL431 sẽ khóa. Sau đó có áp AC nó sẽ mở, đến khi áp AC xuống thấp hơn định mức sẽ lại khóa để kích rơle nối cuộn 60T. Nhưng khi đó áp ra lại vượt chuẩn thì...TL431 sẽ lại mở, rơ le sẽ nối cuộn 57T, và rồi lại nối cuộn 60T.... Mình đang chưa biết chốt nó thế nào cho ổn cả!

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                          Vấn đề này hơi khúc mắc ở chỗ sau: khi bật công tắc khởi động trong 2s thì chưa có áp AC, TL431 sẽ khóa. Sau đó có áp AC nó sẽ mở, đến khi áp AC xuống thấp hơn định mức sẽ lại khóa để kích rơle nối cuộn 60T. Nhưng khi đó áp ra lại vượt chuẩn thì...TL431 sẽ lại mở, rơ le sẽ nối cuộn 57T, và rồi lại nối cuộn 60T.... Mình đang chưa biết chốt nó thế nào cho ổn cả!
                          Thì dùng 1 cuộn thôi. Bạn có sơ đồ ko?

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                            Vấn đề này hơi khúc mắc ở chỗ sau: khi bật công tắc khởi động trong 2s thì chưa có áp AC, TL431 sẽ khóa. Sau đó có áp AC nó sẽ mở, đến khi áp AC xuống thấp hơn định mức sẽ lại khóa để kích rơle nối cuộn 60T. Nhưng khi đó áp ra lại vượt chuẩn thì...TL431 sẽ lại mở, rơ le sẽ nối cuộn 57T, và rồi lại nối cuộn 60T.... Mình đang chưa biết chốt nó thế nào cho ổn cả!
                            Thì ông dò ở ngay cuộn 57T ấy. Vì phần DC-AC băm cố định duty theo bảng sine, tụt áp do phân đoạn DC-AC thường là nhỏ. Tụt áp AC ra chủ yếu do DC-DC ko đủ ổn áp, hoặc do ý đồ sử dụng duty cao nhằm nâng hiệu suất.

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
                              Thì dùng 1 cuộn thôi. Bạn có sơ đồ ko?
                              Như thế thì hiệu suất khó đạt 75% khi tải dưới 70% lắm!

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết

                                Thì ông dò ở ngay cuộn 57T ấy. Vì phần DC-AC băm cố định duty theo bảng sine, tụt áp do phân đoạn DC-AC thường là nhỏ. Tụt áp AC ra chủ yếu do DC-DC ko đủ ổn áp, hoặc do ý đồ sử dụng duty cao nhằm nâng hiệu suất.
                                Ừ nhỉ! Như vậy chỉ phải mất thêm con superfast diode, tuy nhiên áp ra không thể có trị xác định theo mình đặt được, vì sụt áp đầu ra còn thay đổi nhiều ít theo tải nữa chứ không chỉ vì áp HVdc không đủ ổn áp, bởi do Rds cầu H( IRF740 đã 0.5 ôm x 2, cuộn lọc cũng cỡ 0.3 ôm x 2, và sẽ tăng lên do nhiệt khi tải lớn).

                                Mình sẽ thử xem thế nào.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X