Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch sạc accu 3 giai đoạn từ nguồn ATX

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • T.L.M
    replied
    Nhận dung lượng bằng cơm chỉ đúng với ắc qui còn tốt thôi. Ắc qui cũ dung lượng giảm thì cơm cũng bó tay.

    Xả ắc qui để đo dung lượng thì mất thời gian, tốn điện, không dùng được cho ắc qui hết điện...

    Vậy sao các bác không thử phỏng đoán dung lượng dựa theo nội trở. Thường thì dung lượng càng lớn nội trở càng nhỏ.

    Ý tưởng của mình là thế này: Trước tiên là mạch sẽ đo điện áp của bình (thí dụ đo được 11V). Sau đó mạch sẽ cấp điện áp cao hơn 1 chút để nạp (thí dụ là 11,5V). Bình dung lượng lớn nội trở nhỏ sẽ ăn dòng lớn, bình nhỏ ăn dòng nhỏ.

    Cứ sau một khoảng thời gian lại ngưng nạp để đo và điều chỉnh áp nạp. Thêm 1 đồng hồ đo dòng và 1 nút điều chỉnh dòng nạp 50%-200% so với mặc định...

    Leave a comment:


  • tungoc
    replied
    Các máy nạp chuyên dụng trong ngành viễn thông hiện nay, người ta cũng để cho nó nhận biết dung lượng ắc quy bằng ... cơm!

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Cái mạch của mình tự động nhận biết dung lượng bằng... cơm. Tức là bạn phải tự nhận biết dung lượng bình và chỉnh các ngưỡng của mạch cho hợp lý. Trong khoảng các ngưỡng đã chỉnh kia thì nó cứ thế mà chạy. Mạch ko có tự động đo dung lượng.

    Cái mạch đo dung lượng accu. Chỉ đo test dung lượng, điện áp, dòng phóng cực đại, nội trở... ko có sạc xả gì cả đâu nhé... cầm tay có rẻ cũng tầm dăm củ.

    Các bộ sạc thông minh bây giờ họ ứng dụng VĐK vào có thể đo và tự nhận biết dung lượng bình, nhiều chế độ sạc và kiểm soát an toàn. Nhưng rất phức tạp cả về phần cứng lẫn phần mềm, giá cũng cao ngất ngưởng.

    Leave a comment:


  • trthnguyen
    replied
    Nguyên văn bởi developerv Xem bài viết
    bạn hiểu nhầm ý mình rồi. ý mình nói là ở trên mạch sạc. làm sao mạch nó biết là acquy mình đagn sạc dung lượng bao nhiêu để tự điều chỉnh c/10 đó. cái này mạch sạc đa năng mà đâu phải cố định cho acquy 10ahm hay 50ah
    Có cái mạch đó, nguyên lý của nó là đo điện áp của ắc quy khi vừa gắn vào sạc, sau đó xả 1 lượng điện năng của ắc quy, trong khi xả nó sẽ đo dòng xả, cuối cùng nó đo điện áp sau khi xả. Tổng hợp lại nó tính toán được dung lượng ắc quy dựa trên tỉ số điện năng xả ra và độ sụt áp sau khi xả, nhưng cái mạch đó sẽ rất phức tạp (kết hợp cả đo đạc và tính toán mà).

    Leave a comment:


  • tungoc
    replied
    Nguyên văn bởi developerv Xem bài viết
    bạn hiểu nhầm ý mình rồi. ý mình nói là ở trên mạch sạc. làm sao mạch nó biết là acquy mình đagn sạc dung lượng bao nhiêu để tự điều chỉnh c/10 đó. cái này mạch sạc đa năng mà đâu phải cố định cho acquy 10ahm hay 50ah
    Con người nếu chỉ quan sát dòng, áp trên máy nạp, không nhìn đến ắc quy mà muốn biết đang nạp cho ắc quy dung lương bao nhiêu thì cũng phải mất nhiều thời gian và tính toán khó chính xác. Vậy máy nạp muốn có tính năng ấy, phải phức tạp chứ không đơn giản mà nói sơ qua được!

    Leave a comment:


  • developerv
    replied
    Nguyên văn bởi trthnguyen Xem bài viết
    Số Ah ghi trên thân ắc quy mà. Nếu không thì dùng 1 tải để xả ắc quy từ lúc đầy đến khi hết điện, lấy dòng điện trung bình nhân với thời gian xả là ra.
    bạn hiểu nhầm ý mình rồi. ý mình nói là ở trên mạch sạc. làm sao mạch nó biết là acquy mình đagn sạc dung lượng bao nhiêu để tự điều chỉnh c/10 đó. cái này mạch sạc đa năng mà đâu phải cố định cho acquy 10ahm hay 50ah

    Leave a comment:


  • trthnguyen
    replied
    Nguyên văn bởi developerv Xem bài viết
    bác thanhfdc cho e hỏi chút. vì e chưa muốn làm mạch mà muốn nghiên cứu nguyên lý trước nhưng bác lại k có sơ đồ nguyên lý nên e hỏi bác chút ạ. bác có thể nói sơ qua về phần mạch để làm sao biết dc là bình acquy bao nhiêu Ah để hạn chế dòng nạp (hạn chế dòng max ở C/10) cho đúng ạ.
    Số Ah ghi trên thân ắc quy mà. Nếu không thì dùng 1 tải để xả ắc quy từ lúc đầy đến khi hết điện, lấy dòng điện trung bình nhân với thời gian xả là ra.

    Leave a comment:


  • developerv
    replied
    bác thanhfdc cho e hỏi chút. vì e chưa muốn làm mạch mà muốn nghiên cứu nguyên lý trước nhưng bác lại k có sơ đồ nguyên lý nên e hỏi bác chút ạ. bác có thể nói sơ qua về phần mạch để làm sao biết dc là bình acquy bao nhiêu Ah để hạn chế dòng nạp (hạn chế dòng max ở C/10) cho đúng ạ.

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Dùng được. Vì thấy nhiều nguồn viễn thông chạy 3525 dùng nó cho cả tụ dao động lẫn lọc nhiễu luôn.

    Có đập ra vài con, nhưng ko có kính lúp độ phóng đại lớn nên nhìn ko ra điện môi nó như thế nào. Chỉ thấy nó phủ 1 lớp rất mỏng trên bản cực, bám rất chắc vào bản cực. Loại này có bản cực hình chữ nhật, xếp lớp, cài răng lược ép lại thành khối hình hộp chữ nhật và hàn dây ra ở 2 bên cạnh, nên chắc chắn là nó có điện cảm ký sinh sẽ nhỏ hơn tụ milar nhiều do bản cực là cả dải băng dài.

    Mật độ và diện tích bản cực lớn hơn gốm đa lớp, nên đoán chừng độ ổn định sẽ cao hơn gốm đa lớp.

    Bên đó có thấy bán cả tụ milar mà. Tụ các loại bây giờ dễ mua nên lọc nhiễu cứ monolithic (gốm đa lớp), dao động cứ milar thôi.
    Vâng, thanks Bác nhiều ạ.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Dùng được. Vì thấy nhiều nguồn viễn thông chạy 3525 dùng nó cho cả tụ dao động lẫn lọc nhiễu luôn.

    Có đập ra vài con, nhưng ko có kính lúp độ phóng đại lớn nên nhìn ko ra điện môi nó như thế nào. Chỉ thấy nó phủ 1 lớp rất mỏng trên bản cực, bám rất chắc vào bản cực. Loại này có bản cực hình chữ nhật, xếp lớp, cài răng lược ép lại thành khối hình hộp chữ nhật và hàn dây ra ở 2 bên cạnh, nên chắc chắn là nó có điện cảm ký sinh sẽ nhỏ hơn tụ milar nhiều do bản cực là cả dải băng dài.

    Mật độ và diện tích bản cực lớn hơn gốm đa lớp, nên đoán chừng độ ổn định sẽ cao hơn gốm đa lớp.

    Bên đó có thấy bán cả tụ milar mà. Tụ các loại bây giờ dễ mua nên lọc nhiễu cứ monolithic (gốm đa lớp), dao động cứ milar thôi.

    Leave a comment:


  • huukhai7
    replied
    Em chào cả nhà ạ!
    Bác Thành cho em hỏi với liên quan đến vấn đề chọn tụ dao động cho SG3525. Lần trước em có hỏi vấn đề này nhưng bên topic bên và Bác cũng giúp em hiểu thêm về chất liệu điện môi của loại tụ dao động (Tụ dao động thì nên dùng tụ milar, polyester. Độ ổn định điện dung cao.). Em xem trên Web bên LKCL thấy có một loại tụ họ ghi là " Tụ correction - Tụ điều chỉnh". Em cũng đã tìm hiểu nhưng chưa thấy nó làm bằng chất liệu điện môi gì. Không biết có làm được tụ dao động cho chân 5 của SG3525 không? Bác có thể giúp em lần nữa được không ạ.
    Hình ảnh có nó đây ạ:
    Click image for larger version

Name:	Tụ correction-Tụ điều chỉnh.png
Views:	1858
Size:	11.6 KB
ID:	1698592

    Em cảm ơn nhiều ạ.

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Sorry, nhầm! Trường hợp này thì phải là OpAmp có ghi là dùng được nguồn đơn mới làm bộ so sánh được, loại kia như 4559, TL072 không dùng nguồn đơn được.

    Leave a comment:


  • T.L.M
    replied
    Nguyên nhân chính là do sụt áp trên R shunt nhỏ nên phải dùng opamp có V_in nhỏ (339/358 có input voltage range include gnd). TL072/82 có V_in lớn (phải từ 3V trở lên so với chân Vee) nên không thay vô được.

    Muốn dùng TL072/082 vẫn có cách. Đó là cấp nguồn đôi +/-5V cho nó.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Ai bảo ông Thường 358 là so sánh hả.

    Nó là OpAmp dùng cho ứng dụng so sánh ở yêu cầu ko quá khắt khe. OpAmp có thể dùng thay cho Comparator. Nhưng Comparator khó có thể dùng để KĐ như OpAmp. Lý do là Comparator thường có đầu ra C hở.

    COM chuyên dụng còn có đặc điểm là tốc độ chuyển mạch nhanh và đầu ra ở mức thấp thường nhỏ hơn nhiều so với OA. Nhưng ở đây để khiển con opto với Vf ~1.2V nên ko cần quá coi trọng mức Lo đầu ra IC.

    Leave a comment:


  • T.L.M
    replied
    Mấy con đó đều là op amp cả, chỉ khác nhau ở chỗ Input Voltage Range thôi.

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

thanhfdc Tìm hiểu thêm về thanhfdc

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X