Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nguyên văn bởi vanthanh298 Xem bài viết
    dinhthuong80 tối qua mới cháy xong nè bộ egs002 của m lắp xong chạy thử mấy hôm nay rồi để qua đêm sáng náy dậy ko biết ai cắm điện lưới vào vậy là bùm mắt mos ac cháy bo egs cháy luôn cả mos dc sót ruột quá
    Chia buồn với bạn nhé!

    Tối qua mình test mạch ( đang chạy bóng 100W),cái VOM để bên, thằng con nó nghịch rút dây đỏ ra cắm vào lỗ Ampe, mình không để ý, thế là que đn cắm mass, que đỏ cắm vào đầu AC out để xem có lệch áp không, thế là lại nổ mất cặp mos AC 13NM60 khan hiếm! Nghĩ mà tức 2 bố con nhà nó quá!

    Comment


    • Số bạn là số diệt mos! chạy trời ko khỏi nắng rồi kkk. Chia bùn nhé.

      Mình ko hiểu sao bạn cứ cố chạy theo cs mà mos ko thể đáp ứng nhỉ? Nếu mos đáp ứng đc sao cầu H ko ngắt khi bạn chập??? Xem lại bảo vệ cho ok trước khi test. Chưa ok thì cứ vẫn đốt mãi thôi.

      Comment


      • Lần này là chập ACout xuống mass, không đi qua shunt cầu H nên chết mos. Nhưng cũng lạ là dòng AC set có 3A, mos 13A thế mà biến dòng không phát hiện ra Ư? Để về xem lại đầu AC chập mass có qua biến dòng không. Nói chung mình không dám nối tắt đầu ra AC vì lí do an toàn!

        Mà sao áp trên shunt cầu H không đúng theo tính toán nhỉ? Rs đo chính xác là 0.11R, dòng qua tải chính xác 0.3A mà đo áp trên Rs rồi chia cho Iac thì Rs chỉ có 0.073R thôi. Nếu tăng dòng AC lên thì tính ra Rs cứ lớn thêm lên nhưng cứ bé hơn 0.11R nhiều.

        Comment


        • dinhthuong80 nguy hiểm quá sao lại để trẻ nhỏ nghịch gần khi m đang làm việc vậy

          Comment


          • Úi chà, vơ giao cho thau đồ của con chưa thèm giặt, chỉ mải chơi điện tử công suất! Mới test cái mạch puresine đời 2051 của bạn TP. Kết quả thật bất ngờ, còn ngon và ổn định hơn 2 mạch EE55 hiện tại nữa chứ!

            Cấu hình em nó khiêm tốn hơn:
            -BAX EC42 2x2x57/64T với sơ cấp đồng lá 15x0.4mm,
            -Fet DC 3205 2 cặp, tản nhiệt 13007 của PSU,
            -Fet AC tạp chủng 2 con 13NM60, K2997 và 20N60,
            -Lõi lọc Ku 30mm, 2.5mH dây 0.7, tụ lọc 0.33uF
            Mạch này dùng TL431 chuyển mạch cuộn thứ cấp 57/64T nhằm tăng hiệu suất, thế mà cũng thử máy sấy với nguồn tổ ong 12V/30A thì AC ra đạt trên 200V với công suất 380W, ăn dòng DC 38.5A/11.8V, đạt hiệu suất >83% ( không tính 2 dây nguồn DC H còn cao hơn). Cho chạy mấy phút rất ổn định, tản nhiệt fet DC lên 43 độ và mở quạt.

            Như vậy BAX và lõi lọc nhỏ hơn 2 mạch kia mà cho công suất lớn hơn, ổn định hơn.
            Attached Files

            Comment


            • Cái nhà lão này làm mãi rồi mà ko biết debug. Sụt áp thì phải kiểm tra lại phần HVDC xem thế nào. Lại cứ chọi vào ACout thì biết đường nào mà lần.

              Cửa sổ EE55 ở 12Vin có thể quấn vừa đủ 3 sợi 0.4X20 (60 sợi) cho 1 cuộn. Tức là bề rộng 32mm của cửa sổ có thể quấn được 12 vòng dây bện 0.4X20 trên 1 lớp. Lão quấn có 0.4X30, ở 44A thì mật độ dòng điện lên tới ~12A/mm2 rồi, trong khi cửa sổ còn thừa... Ko biết quấn!

              Trước tiên DC-DC phải ổn định, đủ CS, rồi mới mần tới DC-AC. DC-DC lão chạy Dmax bao nhiêu, tính BAX tỷ lệ 2+2:65 cho Vin - Vout bao nhiêu mà lại test với Vinmin 9.5V!!!

              Phải đo kiểm HVDC rồi so sánh với ACout để biết tỷ lệ sụt áp trên AC là bao nhiêu, có đúng như dự tính ko. Nếu ko đúng thì lý do có thể là đầu ra còn nhiễu nhiều, ở tải cao nhiễu tăng, ảnh hưởng tới Vfb nên điều chỉnh SPWM sai gây sụt áp AC. Hoặc max duty rồi thì chỉ còn trông chờ vào CS bên DC-DC thôi.

              MOS ko phải cứ to là khỏe, ăn phải con MOS lởm thì cứ ngồi đấy mà chờ.

              Thay con NTC vào chỗ con R làm cầu chì kia thì phản tác dụng. Lão có biết đặc tính của NTC ko đấy!!!

              Comment


              • Mấy cái EE55 của mình là quấn đồng lá 0.4x30mm=12 ly vuông đó bạn! Cái EC42 thì mình cắt đôi ra nên còn 0.4x15mm, có 6 ly vuông thôi.

                Vì cái accu 30Ah của mình yếu quá nên phải dùng nguồn led dây 12V/30A cấp nguồn, do đó ở 38A nó còn có 11.8V, 44A còn có 10V, sụt áp qua 80cm dây 6.0 và kẹp bình chỉ còn 9.5V. Nhưng Dmax của mình là 48% mà ra dưới 150Vac thì tệ quá! Và rõ ràng thua cái mạch EC42/2x2x64 rồi ( cùng công suất nguồn cấp, cùng một tải ra mà ăn dòng lớn hơn, áp ra nhỏ hơn)

                Mình sẽ xem lại coi chính xác là ở DC/DC hay DC/AC, hay cả hai.

                Vụ NTC thay Rfuse, vì mới rồi đứt shunt AC, dòng đổ mạnh vào R này khiến nó cháy và gây phóng điện cao áp qua khu vực đó, cháy mạch, cháy mos nên mình gắn NTC cho... khỏi sợ cháy nữa!!!!

                // kiểm tra lại vụ chập đầu AC ra xuống mass cháy cặp fet: đầu chạm đi qua biến dòng. vậy là dù spwm đã ngắt do quá Iac max nhưng do HVdc vẫn còn lưu ở tụ, con 1R làm fuse cho đường Ifb nó cháy sinh ra khói và muội than nên áp HV nó phóng điện qua khu vực quanh đó và bốc lửa!

                Comment


                • Tình hình là bạn Thương luyên công nhiều quá có nguy cơ "tẩu hỏa nhập ma" nên đốt sò như đốt rạ!!! hehehe. Tình là mình sẽ làm thêm 1 bộ V3 + cả bo cs mini bo 1 lớp của mình vs bax ee42. Bác nào hứng thì tham gia cho vui, có 2 người rùi. Chắc ít nhiều gì cũng chơi lần nữa rồi chuyển qua làm lại cái sạc chứ hiện tại chơi nguyên cái nguồn 10A sợ die cái accu sớm quá. Mấy bo cũng mục hết lk và hỏng tèo cmnr.

                  Comment


                  • Mình mới khui một cái driver led 150W IP67 thì thấy nó dùng mạch PFC với lõi ER32/13/22 boost lên 410V cấp cho mạch toàn cầu dùng cặp mos 13N60, tụ chống lệch từ thông 0.033uF. Lạ cái là với BAX lõi EC 35 cao nó lại có khe hở khoảng 0.35mm. Sao chạy kiểu... cả cầu, cũng gần như nửa cầu mà nó cũng mài trụ giữa nhỉ, đâu phải kiểu flyback đâu?

                    //nó chạy f 75kHz.

                    Comment


                    • Tụ DC Blocking bé vì tần số nó cao. Lõi có khe hở vì nó chạy với Bmax cao. Cứ gì chỉ flyback mới có khe hở chứ.

                      Comment


                      • Biến áp xung push-pull, full-bridge ... về nguyên tắc không cần (và không nên) có khe hở. Nhưng thực tế cần chút khe hở để tránh hiện tượng flux/thermal runaway vì sự bất cân xứng giữa 2 nhánh công suất.
                        Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
                          Cái nhà lão này làm mãi rồi mà ko biết debug. Sụt áp thì phải kiểm tra lại phần HVDC xem thế nào. Lại cứ chọi vào ACout thì biết đường nào mà lần.

                          MOS ko phải cứ to là khỏe, ăn phải con MOS lởm thì cứ ngồi đấy mà chờ.
                          Tối qua test lại 2 mạch dùng EE55 với nguồn led dây 12V/30A cấp dòng DC, tải là máy sấy tóc 450W.
                          Cái 2x2x65T, mos 13NM60 TO220, lõi A7/136T/0.9mm cho áp HVdc=293-300V, AC~194V, hệ số chuyển đổi là 1.51-1.55,
                          Cái 2x2x72T, 2mos K2837 và 2mos 25NM60 (TO47), lõi A7 156T/0.9mm cho HVdc=330-333V, AC~195V, hệ số chuyển tới 1.7.

                          Như vậy áp ra thấp do phần DC-AC hiệu suất kém, hiện chưa biết do mos thân lớn sức kéo yếu hay do 2 lõi lọc vì quấn dây dài hơn nữa, lại phải gỡ ra thử từng thằng thôi.
                          Nếu tính theo tỉ số vòng dây lõi lọc( 156T/136T=1.147) thì có vẻ như là... đúng rồi ấy, vì 1.147x1.51~1.7! Phải thử thằng A7 trước vậy!

                          // đêm qua đã thay 2 cuộn A7, kết quả vẫn vậy. Thế là 2mos 25NM60 và 2mos K2837 vỏ 247 lại thua 4mos 10N60 rồi sao? Nhớ lúc mua có thử Rdson của chúng thì như datasheet, thế mà tệ thật!

                          Comment


                          • Ý bạn là hiệu quả chuyển đổi HVDC -> VAC ? Theo lý thuyết thì 311vdc ra được 220vac, nhưng mạch thực tế hầu như rất khó đạt, vì nó phụ thuộc vào % duty, deadtime, hình dạng xung(hv) có tròn trịa không, bộ lọc để ra sin và độ đáp ứng của lk nhất là mos.

                            Comment


                            • Đúng rồi, hiệu suất DC-AC phần lớn do mos rồi lọc, spwm. Vì áp HV phải đi qua Rdson của 2 con mos, rồi Z của 2 cuộn lọc nữa nên nó sẽ bị suy giảm, không còn là 1.41Vrms nữa. Hệ số lúc này phải từ 1.46 trở lên (theo như mình test nhiều mạch )

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                                Biến áp xung push-pull, full-bridge ... về nguyên tắc không cần (và không nên) có khe hở. Nhưng thực tế cần chút khe hở để tránh hiện tượng flux/thermal runaway vì sự bất cân xứng giữa 2 nhánh công suất.
                                Thế mà bọn Santak BAX của nó quấn sơ cấp một dây liên tục rồi ra điểm giữa nên bất đối xứng cả về L lẫn R, đường mạch thì cũng không đối xứng thế mà chả chịu mài trụ giữa tí, chả trách tỉ số có 1:26.6 mà hiệu suất thấp tệ, không qua nổi 70%!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X