Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • thanhfdc May quá nó dùng opam smd cũng của linear mà chân cẳng theo chuẩn quốc tế luôn. Bạn xem hình. Ko phải sửa lại mạch rồi!
    Click image for larger version

Name:	20170830_073246.jpg
Views:	1068
Size:	146.6 KB
ID:	1690084 Click image for larger version

Name:	image_91064.jpg
Views:	1063
Size:	82.5 KB
ID:	1690083
    Attached Files

    Comment


    • Bức quá tìm ko ra thì dùng lm358 và trừ offset bằng phần mềm vậy. Hoặc sai số tí cũng ko sao mà.

      Comment


      • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
        Bức quá tìm ko ra thì dùng lm358 và trừ offset bằng phần mềm vậy. Hoặc sai số tí cũng ko sao mà.
        Tăng R shunt lên 0.1 ôm thì dòng AC đỡ nhảy hơn, số lẻ thập phân đầu tiên đã chịu đứng yên rồi.

        Mình thử con TL082, 4558 thì không được, con HA17358 thì cho ra dòng AC nhỏ hơn LT1078 chút xíu (gần 100mA), thấy cũng OK. Vậy là dùng 358 được, không lo nữa rồi, chỉ sợ nó bị trôi nhiệt hay dễ nhiễu thôi!

        Lạ thật, thử với tụ lọc 2.2uF thì sin lại méo mó hơn so với tụ 0.5-1uF!?

        //Bạn TP nhớ trừ vào phần mềm nhé chứ không thể nào về 0 được, cnó cứ nhảy từ 65-120mA thôi.

        Comment


        • Mấy con LT cần thì cũng đặt mua được thôi. Nhưng thấy mấy con của TI còn ngon hơn nhiều.

          Như OPA2241 rail-to-rail output, low offset voltage.

          Hoặc OPA2333, chạy nguồn 1.8 - 5.5V, Zero-Drift, low offset, rail-to-rail input and output. Có mà làm khuếch đại điện tim cũng được.

          Comment


          • Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
            Mấy con LT cần thì cũng đặt mua được thôi. Nhưng thấy mấy con của TI còn ngon hơn nhiều.

            Như OPA2241 rail-to-rail output, low offset voltage.

            Hoặc OPA2333, chạy nguồn 1.8 - 5.5V, Zero-Drift, low offset, rail-to-rail input and output. Có mà làm khuếch đại điện tim cũng được.
            Vậy nếu không mắc lắm và mua được thì xài em OPA2333 cho ngon. Thằng OP07 cũng khá tương đương mỗi tội chỉ có 1con/vỏ.

            Comment


            • Hình điểm zero so vs bạn. Nó chỉ trể khoảng 400us , rất nhỏ so với chu kì sine 20ms. Nếu spwm lưỡng cực (theo định nghĩa chung về pwm còn ở diễn đàn trước đây chúng ta gọi là đơn cực) thì hầu như đều tồn tại điểm trể zero này, dù ít hay nhiều. Vì ở kiểu spwm này khi lúc chuyển cực giữa 2 bán kì nó phải đảo xung spwm cho bán kì tiếp sau đó, cộng vs xữ lí các lệnh khác bằng phần mềm chứ ko phải mạch logic nên đương nhiên có trể. Nhưng nếu dùng đơn cực thì ko bị trể điểm zero vì spwm nó liên tục ko cần phải đảo pha, nhưng hiệu suất chuyển đổi lại thấp đi phân nữa.

              Mình thấy vài trăm uS thì cũng ko ảnh hưởng gì mấy so với biên độ 310v và T 20mS.
              Dạng sóng mình test chạy bóng compact và cả quạt nữa. Sóng vẫn đẹp! Sẵn test độ nhạy bảo vệ mình chập 2 đầu ra lại sau khỏi động và trước khởi động đều đáp ứng tốt, ko bị tèo mos!!!
              Video xem ở facebook.

              Click image for larger version

Name:	image_91068.jpg
Views:	1067
Size:	92.0 KB
ID:	1690105 Click image for larger version

Name:	image_91069.jpg
Views:	1057
Size:	64.4 KB
ID:	1690106 Click image for larger version

Name:	image_91070.jpg
Views:	1206
Size:	56.0 KB
ID:	1690107 Click image for larger version

Name:	image_91071.jpg
Views:	1068
Size:	50.5 KB
ID:	1690108 Click image for larger version

Name:	image_91072.jpg
Views:	1061
Size:	79.4 KB
ID:	1690109

              Comment


              • Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                Hình điểm zero so vs bạn. Nó chỉ trể khoảng 400us , rất nhỏ so với chu kì sine 20ms.
                Như vậy mạch của bạn cũng có thời gian chết tại điểm 0 khoảng 400us như của mình, nhưng toàn sóng thì rất trơn, đẹp hơn của mình nhiều.

                Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
                FW lấy mẫu là áp đỉnh sine 1/2 chu kì. Theo mình đã test câu dây thì ngoài tụ lọc ngỏ vào adc thì mình chưa găn thêm tụ lọc nào nữa mà vẫn hồi tiếp tốt. Với điều kiện có tụ lọc gnd. Thực ra gnd giống như điểm giữa của nguồn biến áp đối xứng và 2 đầu ra ac là dương nguồn đc nắn bởi 2 diode. 2 tụ 1u kia cũng chỉ như mạch lọc EMI ko tốn năng lượng bao nhiêu mà nó có tác dụng còn tốt hơn cả emi ở đây. 2 tụ này có chức năng thực chất giống tụ HV thôi. Thay bằng tụ phân cực vẫn ok.
                Mình cần xem lại chỗ này, vì 2 đầu ra so với mass là spwm nên khi có tụ C nó trở thành bán kì sin 50Hz. Như vậy dòng qua tụ này vừa là dòng cao tần vừa là dòng chỉnh lưu sin 1 bán kì nên dòng tổng sẽ rất lớn, sẽ tiêu hao nhiều năng lượng của HV và không thể dùng tụ hóa được ( 2tụ này sẽ chịu dòng nạp trong 10ms để lên từ 0-310V rồi lại xả ra từ 310-0V chưa kể dòng cao tần) . Thực tế hôm qua mình test với 2 tụ hóa 2.2uF/400V, chỉ thay đổi luân phiên các tải dây tóc từ 50/60/100/200W để hiệu chỉnh dòng AC hiển thị ( mỗi cái sáng chừng 30s rồi tắt, rồi gắn cái khác) thế mà chỉ trong 15 phút 1 con đã xì khói trắng hôi rình còn một con sờ thử thì nóng phỏng cả tay luôn. Vì vậy mình nghĩ sẽ dùng cầu diode gắn vào 2 đầu ACout chỉnh lưu, cực âm ra gắn mass, cực dương ra đưa vào VFB, như thế sẽ ổn hơn là dùng tụ, hiện mình chỉ dùng 2 tụ 224 thôi

                Comment


                • Bạn nên để ý dạng sóng của bạn và của mình. Biên độ của bạn chỉ có 150vdc còn của mình hơn 300vdc.
                  Với tụ hóa thì mình chưa test. Xét thì về nguyên lí nó cũng giống chức năng như tụ HV đối vs mỗi bán kì sin.
                  Bạn nên xem lại. giá trị tụ ko đổi, tần số cắt ko đổi dòng sao qua tụ tăng đc. Giá trị tụ phù hợp vhir cho tần số cao qua còn 50hz thì bị cản gần hết. Tụ bị tèo có khả năng bị quá áp hoạc có áp ngược qua nó. Bạn cho tụ 2.2uf là quá lớn. Mỗi cái chỉ nên 1uf là đủ. Bạn tăng giá trị cao quá nó dẫn cả 50hz thì dòng tăng là đúng. Bạn nên nhớ dòng qua tụ liên quan mật thiết đến tần số và trị số của nó.

                  Comment


                  • Có thể 2.2uF là hơi lớn, nhưng đó là tụ xịn, Aishi mà. Mình thì nghĩ 2 tụ gắn chỗ này hơi khác tụ lọc sin chút xíu, có thể là nó chỉ có 1 cuộn L cản tần số cao nên dòng cao tần qua nó lớn hơn, vì thế tụ hóa không chịu nổi. Mình sẽ test thử xem hiệu suất có thay đổi khi có 2 tụ đó không chứ dùng cầu diode thì cũng hơi rắc rối.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết
                      Có thể 2.2uF là hơi lớn, nhưng đó là tụ xịn, Aishi mà. Mình thì nghĩ 2 tụ gắn chỗ này hơi khác tụ lọc sin chút xíu, có thể là nó chỉ có 1 cuộn L cản tần số cao nên dòng cao tần qua nó lớn hơn, vì thế tụ hóa không chịu nổi. Mình sẽ test thử xem hiệu suất có thay đổi khi có 2 tụ đó không chứ dùng cầu diode thì cũng hơi rắc rối.
                      Ối trời..! Bác đọc kiểu này thì chết tụ là phải. Kiểu đau bụng thì... uống sâm thì tèo. Mình từng nói test gắn 2 tụ lọc GND khi dùng 2 cuộn lọc 2 đầu. Bác dùng 1 cuộn thì gắn vào chưa chết mos là mau. Dùng 1 cuộn thì gắn 1 tụ đầu có cuộn L để lọc mẫu thôi. ??? Mình chưa test khi nối 1 tụ GND khi lọc 1 L nhé.
                      Tụ càng xịn giá trị càng đảm bảo nên trở kháng càng nhỏ. Tụ giảm giá trị thường nhỏ hơn.

                      Comment


                      • Không, mình vẫn chạy kiểu SPWM mặc định mà, dùng 2 cuộn L. Ý mình là SPWM đầu ra qua 1 cuộn L qua tụ về mass nên chỉ qua 1 cuộn lọc trong khi tụ lọc thì SPWM qua L qua tụ rồi lại qua L nữa nên I nhỏ hơn.

                        Nhưng không sao, mình thử lại thì thấy hiệu suất giảm không đáng kể, dùng 2 tụ CBB 1uF thì dòng DC chỉ tăng lên 10-20mA thôi, tuy nhiên nếu là tụ hóa thì nó ...đột biến, lên thêm từ 40mA tùy từng tụ. Tóm lại dùng tụ CBB từ 224-105 là OK (nếu tụ 105 thì tụ lọc chỉ cần 0.47-1uF là được).

                        Bạn cho mình hỏi luôn, muốn chuyển qua kiểu băm xung 1 nhánh cầu H thì set up thế nào vậy, để mình thử xem sóng có đẹp hơn không?

                        Comment


                        • Mình chưa code bạn nhé.

                          Comment


                          • Tai hại, tai hại! Cấp điện là nó cứ lấy lại Vref, LCD hiển thị ADC vôn là 4.9V. Mình tháo bàn phím, đo 2 chân để cắm keypad thì thông mạch, và sau vài lần thì giờ chập mạch luôn, nóng ran 7805, tiêu con mcu mất rồi, thế là hết đồ chơi luôn, híc!

                            Thì ra trước đó mình đã rút bo đk ra khỏi bo CS mà quên rút điện, mới chỉ off bằng nút nhấn (ngắt 3525)!!! Ôi sự ngớ ngẩn phải trả giá quá đắt,!

                            Comment


                            • Chia buồn cùng bạn, vụ này trước mình bị hoài, muốn rút board điều khiển ra ngoài off nguồn còn phải xả các tụ nguồn nữa, nếu ko xả tụ vẫn chết board như thường.
                              Làm sao mà bạn dám nói là không làm được khi bạn chưa từng thử một lần nào.
                              Ngay cả khi bạn đã làm 1 lần và thất bại bạn cũng không có quyền nói là không làm được vì bạn chưa làm lần thứ 2,3...

                              Comment


                              • Chưa chắc chết MCU mình tèo ổn áp 5v mà ko chết nè. có lần kẹp ngược 12vdc cũng ko sao luôn.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X