Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • dinhthuong80
    replied
    Vậy thì có vẻ như mấy con mcu V2 của mình chưa cập nhật vì có lúc đang chạy nó off mà không thấy hiện lỗi gì.

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Mấy điểm xem cảnh báo đó thì ở V2 mình đã up để hiển thị lỗi gì mà ko hề tăt nguồn rồi. Sau khi xem lỗi xong bạn bấm nút để tắt nguồn. Nguồn chỉ tắt tự động khi gặp lỗi: Vbat low-key. Còn lại vẫn duy trì nguồn để check lỗi.

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Bạn chưa rõ ý mình rồi!
    Về bảo vệ do quá tải DC/AC vẫn bình thường, ở đây mình nói về sự hiển thị các cảnh báo khi áp accu thấp hơn Vbat min( vẫn chạy, chưa off mạch), Iac/Idc cao hơn giá trị set max( vẫn trong vùng hoạt động chứ chưa tới điểm off mạch),... Lúc đó cứ thấp hơn hay cao hơn dù trong tích tắc thì nó sẽ báo cũng trong tíc tắc mà thậm chí mình không thể xem được là lỗi gì, những lỗi như thế thì nên set lại trong phạm vi một khoảng thời gian nhất định đủ lớn mà vẫn xảy ra lỗi đó thì mới cho hiển thị, và tất nhiên cho nó hiển thị trong vài giây đủ để ta xem được rồi thôi nếu không còn tình trạng đó nữa, và các lỗi khiến off mạch thì nếu được, cho nó delay LCD vài giâu để xem sẽ tốt hơn chứ off cái rụp không kịp biết là lỗi gì thì nhiều khi không biết, bấm on phát là đi hết các mos ấy chứ!!!!

    Các mạch mình đều gắn 2R hồi tiếp cùng trị số. Mạch của bạn khi chạy máy sấy tóc, nếu lệch áp lớn hơn 2.3V thì hồi tiếp điều chỉnh spwm vẫn chưa được tốt (400/167=2.4).

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Bạn nhận biết xung đột biến do tải với xung đột biến do bị sự cố thế nào đc? Nếu là dòng tăng đột biến do sự cố hay chập tải... mà ko ngắt kịp thời thì banh xác hết. Thời gian chịu quá tải của lk rất ngắn nên bảo vệ nhanh chừng nào tốt chừng đó chứ. Bạn phải làm sao setting nhỏ hơn mức chịu đựng max của lk chứ cứ dựa vào nguyên nhân đột biến mà nâng giới hạn hay delay việc xử lí thì thôi rồi luôn á.

    Lệch thế bạn đã gắn 2 r hồi tiếp chưa hay 1, gở hoặc giảm tụ mass ACout xem sao.

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Quy trình lấy mẫu adc vẫn bình thường mà bạn, chỉ là có một trị đột biến tức thời vượt ngưỡng thay vì cho nó báo thi mình ép nó phải cân nhắc xem trong vài giây tiếp theo có như vậy nữa không, vẫn thế thì xác nhận và mới cho hiển thị ra LCD thôi, hoàn toàn không ảnh hưởng đến bảo vệ mà.

    Mình cũng thử máy sấy, khi chưa tải thì cân bằng( tuy lệch ~1V) bật tải thì chênh áp DC so với mas tại 2 đầu ra tới hàng chục volt, đảo chiều phíc vẫn lệch ( bên nhỏ hơn vẫn nhỏ hơn chứ không phải ngược lại nhé!, và nếu do mos thì tải mới có 1.8A sao sụt áp trên Rdson tới hàng chục volt được?!)
    Nguyên văn bởi TP_Electro Xem bài viết
    Thương: Đặt mức dòng DC với AC phải phù hơp nhau mới có ý nghĩa và tương thích với ACCU, Đặt dòng DC thấp mà để dòng ac cao thì cũng như không. Nếu bạn đặt phù hợp khi cắm tải đột biến, ac nó sẽ resume để khởi động mềm, khi đó dòng DC tăng quá nó mới tắt luôn.

    Thấy cũng thật khó nhỉ? Cùng fw, pcb. Mỗi người lại có kết quả khác nhau!? Làm sao để chuẩn hóa đc như sản xuất công nghiệp ấy nhỉ? Chỉ cần ráp như thế, setting như thế là chạy??? Hơi căn!
    Về nguyên tắc thì đúng là Pdc phải set bằng Pac, nhưng đôi khi phải set DC lớn hơn AC nhiều mới được. Thực tế khi mình chạy tủ lạnh đã chứng minh: dù Iac đặt là 3A, tính ra Idc có 86A nhưng mình phải tăng lên 120A nó mới khởi động được.

    Mình tăng tụ lọc rất lớn, chân Vbat và Iac của bo đk gắn tụ hóa 470uF mà số nó vẫn nhảy chứ không chịu đứng yên. Có lẽ tuy cùng fw và pcb nhưng lại khác mhau về rất nhiều các linh kiện cấu thành cũng như về địa lí đã làm kết quả thu được khác nhau (địa lí: nhiệt độ, nhiễu điện từ trường tại nơi test, ...)

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Hôm trước mình có post video test với máy sấy tóc rồi. Bán kì có tải (do chỉnh lưu diode) nó có thấp hơn vài volt so với bán kì ko tải (mình đo sóng).

    Việc lấy mẫu V và dòng bat phải nhanh để bảo vệ. mục đích chính là để bảo vệ trong các trường hợp đột biến như vậy, còn hiển thị thì ưu tiên sau mà. mình thấy fw V2 đang dùng thấy ổn cả mà, dòng ac đã tương đối chính xác tuy còn hơi nhảy số lẽ tí. Dòng DC so với cái Ape kim kia cũng bằng nhau ok.

    Thực ra viêc làm chậm độ đáp ứng Vbat đi thì đơn giản là tăng giá trị tụ lọc input adc cho nó là xong. nhưng làm vậy để làm gì khi đánh đổi sự an toàn của thiết bị. Mình dùng accu 85A, đăt dòng limit DC 50A khởi động ok, chạy khoan ok (bóp cò đừng quá đột ngột)...Và khoan có tải ép tải dòng lên thử cho đến ngưởng ngắt trên 50A. Đặt thử lên 65A để khởi động máy bơm nước nhưng ko chịu nổi (chắc do có tải là nước), nó chỉ chạy rù rù cho đến khi dòng lên mức ngắt trên 65A.

    Thương: Đặt mức dòng DC với AC phải phù hơp nhau mới có ý nghĩa và tương thích với ACCU, Đặt dòng DC thấp mà để dòng ac cao thì cũng như không. Nếu bạn đặt phù hợp khi cắm tải đột biến, ac nó sẽ resume để khởi động mềm, khi đó dòng DC tăng quá nó mới tắt luôn.

    Thấy cũng thật khó nhỉ? Cùng fw, pcb. Mỗi người lại có kết quả khác nhau!? Làm sao để chuẩn hóa đc như sản xuất công nghiệp ấy nhỉ? Chỉ cần ráp như thế, setting như thế là chạy??? Hơi căn!

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Mình thấy mấy lỗi áp batt hoặc dòng DC mà nó báo trong tíc tắc lại thôi này thì cũng chưa hợp lí lắm, vì nó vô tình đo tức thời được tại điểm min, vậy nếu các lỗi đó xuất hiện trong 3- 5s trở lên thì mới cho cảnh báo. Như thế, giả sử đang chạy tải hay mới cắm tải, nó phát hiện V bat min/ Idc max,... thì chưa vội xuất cảnh báo mà cứ chạy bình thường, nếu sau đó một thời gian 3-5s mà vẫn còn lỗi đó thì mới cảnh báo, lúc đó mới chính xác là Vbat min hay Idc max,...chứ nhiều khi Vbat trên 12V nhưng thỉnh thoảng nó lại nháy Vlow rồi thôi (do nhiễu và hiện ta chưa tối ưu để hiển thị ổn định các giá trị đo được)

    Việc sườn lên hơi gợn có thể thay đổi LC để giảm tối thiểu, sóng trơn hơn được.

    Sớm nay test các mạch thì thấy bị lệch bán kì khi tải lớn (300W, máy sấy tóc, dù đảo phíc cắm) khá nhiều, trên 20V ở phía đầu ra có biến dòng. Phiên bản DIP V0 không biến dòng thì vẫn cân bằng. Mình nghĩ không lẽ nào dây biến dòng 0.9 có mấy cm như thế lại sụt tới hàng chục volt được, (vì R lấy mẫu Vfb mình gắn trước biến dòng để Iac=0 khi không tải). Các bạn test thử lại xem có bị lệch bán kì như mình không nhé!

    // thêm thông tin:
    *2 mạch bị lệch bán kì:
    1 mạch dùng 3 fet 13NM60 + 1fet 26NM60, 1 mạch dùng 2fet 10N65 + 2fet K2837
    Mạch DIP không bị lệch dùng 3fet 10N65 + 1fet IRF840
    (không phải mình thích dùng fet tạp chủng cho cầu H mà vì cháy nổ nhiều quá, thiếu thốn nên có gì xài nấy! Mình định dùng luôn 4 con IGBT vì thấy Tàu nó cũng dùng 4 con IGBT 19NC60)

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Có code sửa đổi phần lấy mẫu, hiển thị thông số với 1 số thập phân và hiển thị nhiệt độ trên LCD khi đang chạy cho bo SPWM V1 ko Sơn.

    Có thể sửa thêm được hiển thị lỗi, cảnh báo trễ trên LCD vài s - vài chục s ko. Vì nhiều khi thấy còi bíp, LCD nháy biểu tượng cảnh báo mà ko biết được nó báo lỗi gì vì thời gian quá ngắn.

    Cảnh báo low bat cảm giác vẫn kêu hơi nhiều. Cho kêu ngắn thôi và thời gian lặp lại dài ra. Vì nếu dùng accu dung lượng lớn, áp xuống chậm thì điếc tai lắm.

    Sóng sin ra chỉ bị gợn bậc ở 1 cạnh phía trái, cả nửa chu kỳ dương lẫn âm. Có khi điều chỉnh lại bảng sine sẽ giải quyết đc. Sine sẽ đều và mịn hơn.
    FW v1 hình như chỉ hiển thị nhiệt độ khi off, có thể bỏ cái phần đo công suất để hiển thị nhiệt độ như V3, hiển thị 2 số lẽ thập phân.

    Lỗi đó thường là lỗi áp batt hoặc dòng DC thôi, vì sau đó nó đc phục hồi nên trở về trạng thái bình thường.

    Cảnh báo low bat do mình cho kêu liên tục (cái này chưa ok, phải sửa như ý bạn có lý hơn).

    Sóng sin ra có gợn tí ở điểm vừa bắt đầu sườn lên 0. Cái này như hôm trước mình có nói, có thể do độ delay ở điểm 0 gây ra chứ bản sin nó không sai, vì theo công thức mà. Có điều để thêm, bớt duty chổ này để hạn chế hay loại bỏ điểm lượn sóng này mình cũng chưa thử hết. Nếu chạy ko có phần delay điểm 0 thì ko bị lượn điểm 0.

    Điểm gợn này mạch của mình thì cũng tương đối nhỏ, phóng đại lên rất lớn mới nhận ra.

    Hiện tại mạch driver V1 mình gởi lk mất tiêu, sửa code ko biết lấy gì debug. Nếu bạn muốn gởi cái bo đk vào mình update debug code giúp cho nhé. Giờ mình đang đu bám fw v3 hik.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Có code sửa đổi phần lấy mẫu, hiển thị thông số với 1 số thập phân và hiển thị nhiệt độ trên LCD khi đang chạy cho bo SPWM V1 ko Sơn.

    Có thể sửa thêm được hiển thị lỗi, cảnh báo trễ trên LCD vài s - vài chục s ko. Vì nhiều khi thấy còi bíp, LCD nháy biểu tượng cảnh báo mà ko biết được nó báo lỗi gì vì thời gian quá ngắn.

    Cảnh báo low bat cảm giác vẫn kêu hơi nhiều. Cho kêu ngắn thôi và thời gian lặp lại dài ra. Vì nếu dùng accu dung lượng lớn, áp xuống chậm thì điếc tai lắm.

    Sóng sin ra chỉ bị gợn bậc ở 1 cạnh phía trái, cả nửa chu kỳ dương lẫn âm. Có khi điều chỉnh lại bảng sine sẽ giải quyết đc. Sine sẽ đều và mịn hơn.

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
    Biến áp xung push-pull, full-bridge ... về nguyên tắc không cần (và không nên) có khe hở. Nhưng thực tế cần chút khe hở để tránh hiện tượng flux/thermal runaway vì sự bất cân xứng giữa 2 nhánh công suất.
    Thế mà bọn Santak BAX của nó quấn sơ cấp một dây liên tục rồi ra điểm giữa nên bất đối xứng cả về L lẫn R, đường mạch thì cũng không đối xứng thế mà chả chịu mài trụ giữa tí, chả trách tỉ số có 1:26.6 mà hiệu suất thấp tệ, không qua nổi 70%!

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Đúng rồi, hiệu suất DC-AC phần lớn do mos rồi lọc, spwm. Vì áp HV phải đi qua Rdson của 2 con mos, rồi Z của 2 cuộn lọc nữa nên nó sẽ bị suy giảm, không còn là 1.41Vrms nữa. Hệ số lúc này phải từ 1.46 trở lên (theo như mình test nhiều mạch )

    Leave a comment:


  • TP_Electro
    replied
    Ý bạn là hiệu quả chuyển đổi HVDC -> VAC ? Theo lý thuyết thì 311vdc ra được 220vac, nhưng mạch thực tế hầu như rất khó đạt, vì nó phụ thuộc vào % duty, deadtime, hình dạng xung(hv) có tròn trịa không, bộ lọc để ra sin và độ đáp ứng của lk nhất là mos.

    Leave a comment:


  • dinhthuong80
    replied
    Nguyên văn bởi thanhfdc Xem bài viết
    Cái nhà lão này làm mãi rồi mà ko biết debug. Sụt áp thì phải kiểm tra lại phần HVDC xem thế nào. Lại cứ chọi vào ACout thì biết đường nào mà lần.

    MOS ko phải cứ to là khỏe, ăn phải con MOS lởm thì cứ ngồi đấy mà chờ.
    Tối qua test lại 2 mạch dùng EE55 với nguồn led dây 12V/30A cấp dòng DC, tải là máy sấy tóc 450W.
    Cái 2x2x65T, mos 13NM60 TO220, lõi A7/136T/0.9mm cho áp HVdc=293-300V, AC~194V, hệ số chuyển đổi là 1.51-1.55,
    Cái 2x2x72T, 2mos K2837 và 2mos 25NM60 (TO47), lõi A7 156T/0.9mm cho HVdc=330-333V, AC~195V, hệ số chuyển tới 1.7.

    Như vậy áp ra thấp do phần DC-AC hiệu suất kém, hiện chưa biết do mos thân lớn sức kéo yếu hay do 2 lõi lọc vì quấn dây dài hơn nữa, lại phải gỡ ra thử từng thằng thôi.
    Nếu tính theo tỉ số vòng dây lõi lọc( 156T/136T=1.147) thì có vẻ như là... đúng rồi ấy, vì 1.147x1.51~1.7! Phải thử thằng A7 trước vậy!

    // đêm qua đã thay 2 cuộn A7, kết quả vẫn vậy. Thế là 2mos 25NM60 và 2mos K2837 vỏ 247 lại thua 4mos 10N60 rồi sao? Nhớ lúc mua có thử Rdson của chúng thì như datasheet, thế mà tệ thật!

    Leave a comment:


  • bqviet
    replied
    Biến áp xung push-pull, full-bridge ... về nguyên tắc không cần (và không nên) có khe hở. Nhưng thực tế cần chút khe hở để tránh hiện tượng flux/thermal runaway vì sự bất cân xứng giữa 2 nhánh công suất.

    Leave a comment:


  • thanhfdc
    replied
    Tụ DC Blocking bé vì tần số nó cao. Lõi có khe hở vì nó chạy với Bmax cao. Cứ gì chỉ flyback mới có khe hở chứ.

    Leave a comment:

Về tác giả

Collapse

TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

Bài viết mới nhất

Collapse

Đang tải...
X