Thông báo

Collapse
No announcement yet.

TỰ LÀM 600W PURESINE INVERTER 12VDC - 220VAC (Mở lại chủ đề của thanhfdc bị xóa nhầm)

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Công thức tính công suất hao tổn khí đóng mở (P SL) nhìn thì thấy rắt rối nhưng thật ra là dựa trên công suất hao tổn trong khoảng thời gian đóng / mở chia cho chu kỳ T (1/Fsw). Để đơn giản hóa
    P SL = Vi * Iout * Ton / T
    Ton = T1 + T2 ,
    Dùng công thức cần bản Ic = C*dV /dT , dT = (C*dV) / Ic , Q = C*V
    T1= Qgs/Ig
    T2=Qgd/ig

    P SL = Vi*Iout*(Qgs+Qgd)/Ig
    Lý đó họ dùng Qgs va Qgd vì đây là các thông số đã cho từ FET datasheet. Dựa trên công thức dT = (C*dV) / Ic, dòng kích vào Ciss càng lớn thì thời gian dT để FET mở lên càng nhỏ lại

    Gởi các bạn bài này để tham khảo
    Attached Files

    Comment


    • Tài liệu này họ cũng tính toán tất cả các loai hao tổn công suất trong bộ chuyển đổi DC-AC. Theo đó thì tổn hao ở Rds là lớn nhất rồi mới tới tổn hao chuyển mạch (P SL khá nhỏ hơn ). Và các fet dù thấp hay cao áp phần lớn đều lái ở 10-20V, do đó tổn hao chuyển mạch xem như như nhau với các fet có Ciss/Qg tương ứng. Theo như tài liệu này thì tổn hao do mạch LC tới 14W là khá lớn, hẳn thiết kế chưa hợp lí.

      //Dùng IGBT thì hao phí hơn Fet bởi Vcesat ít nhất cũng từ 0.2-1.2V nên tốt hơn vẫn là dùng nhiều Fet vì tổn hao Fet thường lớn hơn tổn hao chuyển mạch.
      Attached Files

      Comment


      • Tài liệu AN2794 này nó tính dòng trung bình/ tổn hao dẫn ở Rdson và dòng qua cuộn lọc/ tổn hao ở cuộn lọc chưa đúng, nhỏ hơn thực tế thì phải.

        Mình có một thắc mắc về hiệu ứng bề mặt ở tần số cao, đó là, liệu một bó dây bện không vỏ cách điện gồm các sợi đường kính phù hợp theo tần số có dẫn điện được như bó dây tương tự mà có vỏ cách điện cho mỗi sợi không nhỉ? Có lẽ câu hỏi hơi...ngớ ngẩn nhỉ!

        Comment


        • Nguyên văn bởi Thanh Ng Xem bài viết
          Công thức tính công suất hao tổn khí đóng mở (P SL) nhìn thì thấy rắt rối nhưng thật ra là dựa trên công suất hao tổn trong khoảng thời gian đóng / mở chia cho chu kỳ T (1/Fsw). Để đơn giản hóa
          P SL = Vi * Iout * Ton / T
          Ton = T1 + T2 ,
          Dùng công thức cần bản Ic = C*dV /dT , dT = (C*dV) / Ic , Q = C*V
          T1= Qgs/Ig
          T2=Qgd/ig

          P SL = Vi*Iout*(Qgs+Qgd)/Ig
          Lý đó họ dùng Qgs va Qgd vì đây là các thông số đã cho từ FET datasheet. Dựa trên công thức dT = (C*dV) / Ic, dòng kích vào Ciss càng lớn thì thời gian dT để FET mở lên càng nhỏ lại

          Gởi các bạn bài này để tham khảo
          P SL có thể lớn hơn P tổn hao trên FET nếu không tính toán kỹ thời gian đóng mở. Dòng Ig cũng rất quan trọng, nếu nhỏ thì Fet cũng không mở bão hòa làm sinh nhiệt nóng Fet.

          Comment


          • Tổn thất ở cuộn lọc phần DC-AC là khá lớn phụ thuộc và công suất của inverter. Nếu có tải thì tụ sau khi nạp sẽ xả vào tải nhưng không tải thì tụ lại xả ngược vào cuộn lọc, cho nên khá tốn năng lượng.

            Tài liệu của tây theo kinh nghiệm cá nhân của mình thì thấy ít khi sai lắm, nhưng mình thích thử nghiệm chứ không thích ngồi tính toán công thức. Khi có khói thì tự nhiên nhớ lâu thôi.

            Comment


            • Tốt nhất là mình tìm cách mô phỏng mạch và từ đó sẽ xác định linh kiện nào hao tổn nhất và tìm cách cải thiện mạch đó để đạt hiệu suất cao hơn

              Comment


              • Kích 1000W/16kHz mà họ dùng mạch lọc LC có 1.5mH-2.2uF trong khi kích 300W/18kHz của bạn SPWM dùng lọc tới 3mH-4.7uF. Có lẽ nào cái tụ lọc lớn quá nên "ăn" dòng cao không nhỉ, bạn thử giảm tụ xuống 2uF xem thế nào?

                //mình nhầm rồi, mạch LC của nó là mạch lọc HVDC chứ không phải lọc AC sinware. Nhưng như theo EGS002 nó đề nghị ở fsin 16-20kHz thì LC = 2.5-3mH/2.5uF thôi

                Comment


                • hiệu ứng bề mặt tính cho....vui. máy hàn 115 khz vẫn dây 3,5 ly cho dòng hàng trăm A. sẽ có bác sẽ nói máy hàn nó chạy gián đoạn:
                  với máy 200a loại xịn, nó cho 120a liên tục không ngắt vì quá nhiệt.nên cứ dây to mà làm cho dễ.
                  cũng cần một ai đó giải thích cho gọn gẽ giữa lý thuyết và thực tế? tại sao khác lý thuyết vẫn chạy ầm ầm? bản thân mình từng quấn biến áp máy hàn xung 55khz dùng 2 sợi 3 ly đi song song, hàn 100a cả ngày chỉ hơi âm ấm dây,biến áp thì chừng 45-50 độ. sơ cấp thì dùng 6 sợi dây 90.
                  LÕI LỌC INVERTER PURE SINE 0169.339.3635.

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi quangdongueh Xem bài viết
                    hiệu ứng bề mặt tính cho....vui. máy hàn 115 khz vẫn dây 3,5 ly cho dòng hàng trăm A. sẽ có bác sẽ nói máy hàn nó chạy gián đoạn:
                    .
                    Mình cũng nghĩ do nó chạy...gián đoạn, thường chỉ chấm hàn 3-5s rồi nghỉ bỏ khiếng xem mối hàn rồi lại hàn,... trong khi quạt chạy liên tục và 200A đó có lẽ là dòng chập lúc bắt đầu chấm que hàn, sau dó nhấc ra có khoảng cách, dòng hồ quang chắc ít hơn nhiều!

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi SPWM Xem bài viết
                      Tổn thất ở cuộn lọc phần DC-AC là khá lớn phụ thuộc và công suất của inverter. Nếu có tải thì tụ sau khi nạp sẽ xả vào tải nhưng không tải thì tụ lại xả ngược vào cuộn lọc, cho nên khá tốn năng lượng.

                      .
                      Mình nghĩ bạn nhận định điều này chưa đúng, cuộn lọc nếu thiết kế tốt, điện trở thuần nhỏ ( thường chỉ 0.3-0.6 ôm thì hao phí ở 1000W cũng chỉ 12W là cùng. Bản chất mạch LC lọc AC 50Hz là cuộn L cản tần số băm sin (16kHz), cho tần số 50Hz đi qua; tiếp tục tụ C dẫn triệt tiêu tần số băm sin còn sót qua L, giữ tần số 50Hz lại chứ không hoạt động như bạn nói. Và nếu đầu ra gắn tải là tụ thì chính dòng AC 50Hz chạy qua tụ, cũng là dòng cầu H phải tải, gây thất thoát công suất, và sẽ ít thôi tùy theo trị của tụ ( ở đây chỉ vài uF) chứ không nhiều như thế.

                      Cụ thể mình đã thí nghiệm với mạch của bạn chủ thớt, mạch lọc LLC 3.2mHx2/ 2uF thì dòng không tải 0.23A(cả chạy quạt), thêm tụ lọc 4uF nữa là 6uF cũng chỉ tăng lên thành 0.34A, chứng tỏ mạch lọc của bạn Tp_Electro đã được thiết kế tốt, không tiêu hao nhiều điện năng.
                      Attached Files

                      Comment


                      • Bạn đọc bài mình viết còn bị sai cứ bảo sao lại phải tranh luận nhiều. Mình dùng tụ 0.47uf/400v thôi nha.
                        - Căn cứ tính toán nào bạn bảo 0.6ohm với tải 1kw thì 12w.
                        - Bản chất của lọc Pwm Khác lọc phân tần nên ko phải là nó giữ 50hz như bạn nói. Fpwm những 18khz cơ ợ. Mời bạn xem lại!
                        - 0,23A kia là bạn đo tại điểm nào? Nếu tại điểm chung của cầu H thì bạn tính lại luôn nha!

                        Comment


                        • Ồ, thành thật xin lỗi bạn, 0.47uF mà cứ nhầm là 4.7uF!!!

                          Mình tính theo P=I.I.r, chính xác là 12.4W. Còn 0.23A là dòng vào DC mà bạn.

                          Comment


                          • Nguyên văn bởi dinhthuong80 Xem bài viết

                            Mình tính theo P=I.I.r, chính xác là 12.4W. Còn 0.23A là dòng vào DC mà bạn.
                            - Tính rõ hơn cho mình sao ra 12w nha, mình hơi chậm hiểu.
                            - Dòng vào DC-DC =0.23 thì P = 0.23 *12v = 2.76w; Dòng vào DC-AC = 0.23 thì P = 0.23 * 330v = 75.9w. Bạn lấy số nào? cách tính của bạn ra sao nói cho mọi người cùng tính chứ mò thông số đến bao giờ?

                            Mình không làm theo giải pháp kinh điển của các bạn nên câu chuyện giải pháp còn dài lắm. Chờ mình quay clip rồi up dự án của mình lên cho mọi người cùng chém chứ đừng so sánh mạch của người này với mạch người khác ngay. Nếu nhìn chung thì cũng thấy ngay mạch của mình chả giống mạch nào hết. Không tụ lọc DC-DC (100uf/450vdc), không driver bằng IC.....

                            Mà đợt này khá bận, nên mình ko trả lời ngay được.

                            Comment


                            • Tại mình không chú thích rõ hình: 0.23A là dòng DC 12V vào inverter( cái kẹp bình kẹp với đồng hồ). Còn 12.4W là hao phí ở cuộn lọc AC với giả sử nó có R=0.6 ôm, tải 1000W: I=1000W/220V=4.54A, P=4.54x4.54x0.6=12.4W.

                              Mình rất hoan nghênh bạn có thành ý, nhất là mạch của bạn có thiết kế ít linh kiện và khác các mạch thông thường, vì thế mà 1.2A không tải đã làm cho mình phải thắc mắc. Vậy bạn có thể chia sẻ trước sơ đồ nguyên lí của mạch cho mọi người tham khảo không ( 2 con IC xóa số chỉ vẽ chân chức năng điều khiển cũng được mà: vd Spwm, Hdrive, ...). Nếu mạch bạn không dùng tụ lọc HVDC thì theo mình thấy, với UPS TG500 bình thường dòng không tải nó cũng cao nhưng mình thử gắn tụ lọc nhỏ thôi, 1uF, thì dòng này giảm rõ rệt. Có lẽ mấu chốt là ở điểm này.

                              Comment


                              • Định luật Ohm bây giờ bạn áp dụng ở mạch xoay chiều là sai rồi. Nếu muốn đúng thì tải file mình đính kèm về rồi tha hồ tính. Đừng hỏi mình sẽ dùng công thức nào nhé! HE-THONG-CONG-THUC-DONG-DIEN-XOAY-CHIEU.pdf

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                TP_Electro Tìm hiểu thêm về TP_Electro

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X